VPUB - Tập trung phát triển chăn nuôi đàn gia súc giúp người dân xoá đói, giảm nghèo

Dienbien.gov.vn – Công tác phát triển chăn nuôi gia súc là một trong những hướng đi quan trọng giúp người dân xoá đói, giảm nghèo bền vững, chính vì vậy tỉnh đã tích cực chỉ đạo các ngành chức năng và địa phương trong tỉnh triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương để phát triển đàn gia súc tăng thu nhập cho người dân.

Để phát triển đàn gia súc trong toàn tỉnh, thời gia qua, Sở nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh đã chỉ đạo các lực lượng chuyên môn của ngành như: phòng Thú ý, phòng Chăn nuôi tập trung chỉ đạo các huyện, cơ sở chăm sóc tốt đàn gia súc hiện có, đồng thời phối hợp với tiêm phòng để phòng trừ dịch bệnh kịp thời. Đặc biệt, ngàng Nông nghiệp tỉnh đã tập trung chỉ đạo lai tạo, nâng tầm vóc đàn bò của địa phương bằng cách thụ tinh nhân tạo trên địa bàn vùng 1, vùng 2, tại địa bàn TP. Điện Biên Phủ, huyện Mường ảng và huyện Điện Biên. Qua thu tinh, lai tạo, đã đạt được gần 300 con bê con.

Năm 2017, đàn gia súc toàn tỉnh tăng trưởng gần 6%, đây là một sự tăng trưởng lớn. Hiện toàn tỉnh có tổng đàn gia súc có trên 570 nghìn con, trong đó đàn trâu gần 125.000 con, đàn bò có trên 60.000 và đàn lợn trên 384.000 con.

Để giúp người dân tăng thu nhập, thoát nghèo từ đàn gia súc, ông Hà Văn Quân, Giám đốc Sở nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết: Thời gian tới, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn, hỗ trợ người dân sản suất, chăn nuôi theo hướng liên kết sản xuất, trọng tâm UBND tỉnh và Sở đã có chỉ đạo liên kết và thành lập mới các hợp tác xã, cụ thể trong năm 2017, tỉnh đã thành lập thêm 10 hợp tác xã chuyên về chăn nuôi theo hướng quản lý tốt nguồn giống, dịch bệnh, phòng trừ dịch hại. Đồng thời, tập trung vào thế mạnh của địa phương như: Đàn gia cầm tập trung vào phát triển đàn gà xương đen, đặc sản của huyện Tủa Chùa; bò khu vực huyện Điện Biên Đông, Nậm Pồ, Tủa Chùa. Đối với vùng thấp tập trung chăn nuôi có quản lý có trồng cỏ, chăm sóc, hướng dẫn theo mùa…

Trong năm 2017, được đánh gia là năm đàn gia súc toàn tỉnh có sự tăng trưởng khá, có được kết quả trên là do các ngành chức năng đã khuyến khích và tạo điều kiện cho nông dân phát triển chăn nuôi; vận động nông dân chuyển dần từ chăn nuôi thả rông sang chăn nuôi theo mô hình trang trại, ứng dụng công nghệ khoa học kỹ thuật, tăng hiệu quả kinh tế. Đồng thời, ngành Nông nghiệp các cấp đã phối hợp với Ngân hàng Chính sách và Xã hội tạo điều kiện cho hộ dân vay vốn ưu đãi và hỗ trợ các con giống để bà con phát triển đàn gia súc, nhất là ở vùng khó khăn, các hộ gia đình chính sách, hộ nghèo có điều kiện để phát triển chăn nuôi.

Để đàn gia súc ngày càng phát triển, thời gian qua người dân trên địa bàn tỉnh đã quan tâm, chăm sóc đàn gia súc mỗi khi mùa đông đến. Trong ảnh người dân xã Thanh Luông, huyện Điện Biên đốt lửa sưởi ấm cho trâu trong những ngày rét đậm rét hại.

Thực hiện Chương trình 135, 30a, Chương trình xây dựng nông thôn mới, thời gian qua, xã Mường Đăng, huyện Mường Ảng đã lựa chọn các thôn, bản, hộ gia đình khó khăn, phù hợp với khí hậu, thổ những của từng vùng để hỗ trợ cây trồng vật, nuôi cho người dân để phát triển đàn gia súc. Cụ thể, như ở vùng cao hỗ trợ bê nghé theo chương trình nông thôn mới, xã cũng chỉ đạo sau khi cấp phát giống giám sát chặt chẽ, quy trình thực hiện đảm bảo theo đúng hướng dẫn của UBND xã…

Có thể nói, việc tập trung phát triển chăn nuôi đàn gia súc giúp người dân xoá đói, giảm nghèo là một hướng đi mang lại hiệu quả kinh tế bền vững, cho người dân, nhất là đồng bào vùng sâu, vùng xã các huyện: Mường Nhé, Nậm Pồ, Tủa Chùa, Điện Biên Đông, Tuần Giáo nói riêng và toàn tỉnh nói chung. Tuy nhiên, để thực hiện mục tiêu nâng tổng đàn gia súc trong những năm tới đòi hỏi các cấp, ngành chức năng của tỉnh, đặc biệt là hộ chăn nuôi cần tiếp tục tìm ra những giải pháp cụ thể nhằm tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững góp phần thực hiện mục tiêu xoá đói, giảm nghèo và thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh…

Tuyết Anh