Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngày 12 đến ngày 15 tháng 03 năm 2023

Update 16 - 03 - 2023
100%

TIN ĐIỆN BIÊN

 

*Giaoduc.net.vn (15/3): Chất lượng giải học sinh giỏi quốc gia THPT ở Điện Biên được nâng lên

Theo kết quả mới được công bố, tại Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2022 - 2023, tỉnh Điện Biên có 10 học sinh đạt giải.

Trong số 10 thí sinh ở Điện Biên đạt giải tại kỳ thi năm nay có: 1 giải Nhì, 3 giải Ba và 6 giải Khuyến khích. Chất lượng giải đã được nâng lên so với năm trước (năm học 2021 – 2022 có: 5 giải Ba, 6 giải Khuyến khích). Tất cả những em đạt giải đều là học sinh của trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn.

Cụ thể, giải Nhì ở môn Ngữ văn; Toán có 2 giải Ba; Sinh học 3 giải Khuyến khích, 1 giải ba; Hóa học 1 giải Khuyến khích; Địa lý 1 giải Khuyến khích; Tiếng Anh 1 giải Khuyến khích.

Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2022 - 2023, Điện Biên có 60 thí sinh thuộc 10 đội, tham gia ở 10 môn thi: Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Tin học, Tiếng Anh, Tiếng Trung Quốc. Đây là năm đầu tiên tỉnh Điện Biên có học sinh dự thi môn Tin học và tiếng Trung Quốc.

 

*Giaoduc.net.vn (14/3): Điện Biên phấn đấu mỗi năm tăng 1 – 2 bậc trong xếp hạng kết quả thi tốt nghiệp

Thầy Nguyễn Văn Đoạt nói, theo công bố lịch thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo, kỳ thi năm nay diễn ra vào các ngày 27, 28, 29, 30/6/2023, sớm hơn khoảng 1 tuần so với năm 2022.

Trước những thay đổi đó, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên đã chỉ đạo các trường cân đối lịch giảng dạy, ôn luyện cho phù hợp.

Trên cơ sở nghiên cứu sâu, sát nội dung tinh giản chương trình cũng như cấu trúc đề thi tham khảo kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2023 mà Bộ đã công bố, Sở Giáo dục và Đào tạo Điện Biên yêu cầu các trường chủ động căn cứ tình hình thực tế về học sinh, giáo viên, xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học, ôn tập, ôn thi đối với học sinh lớp 12 linh hoạt, chất lượng và hiệu quả; đảm bảo thực hiện chương trình lớp 12 theo đúng quy định, không dồn, ép, cắt xén.

Kế hoạch dạy học, ôn tập môn học phải sát với năng lực nhận thức của học sinh và bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng. Lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với hình thức thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo, căn cứ tình hình thực tế của đơn vị.

Thầy Nguyễn Văn Đoạt – Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Điện Biên cho biết thêm, Sở Giáo dục và Đào tạo Điện Biên đang tập trung vào việc đẩy mạnh chất lượng giáo dục, cải thiện điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông cho học sinh.

Tập trung dạy và học đi vào thực chất, Sở chấp nhận tiến chậm, mỗi năm phấn đấu tăng 1 – 2 bậc trong xếp hạng về kết quả kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông toàn quốc. Phấn đấu khoảng 7-10 năm tới đứng thứ 40/63 tỉnh, thành trên cả nước.

Chính vì thế, các trường hiện đang tập trung vào chuyên môn, nâng cao chất lượng học tập, đảm bảo điểm học bạ sát, đánh giá đúng nhất năng lực của học sinh.

 

*Dienbien.tv.vn (13/3): Khởi công xây dựng cầu Thanh Bình, TP. Điện Biên Phủ

Sáng 13/3, UBND TP. Điện Biên Phủ tổ chức Lễ khởi công xây dựng cầu Thanh Bình. Dự lễ khởi công có các đồng chí: Lê Thành Đô, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Tạ Thị Yên, Phó Trưởng ban Công tác Đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Hà Quang Trung, Bí thư Thành ủy Điện Biên Phủ; Lò Thị Luyến, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh; đại diện lãnh đạo một số sở, ngành tỉnh…

Cầu Thanh Bình cũ bắc qua sông Nậm Rốm được xây dựng từ năm 1994, có chiều dài là 96m, bề rộng toàn cầu là 11m và bề rộng xe chạy 7m. Trải qua thời gian dài sử dụng, do cầu hẹp, tải trọng thiết kế thấp, không phù hợp với quy mô đường 2 đầu cầu và lưu lượng người, phương tiện giao thông hiện tại và tương lai, đặc biệt sau khi Dự án Nâng cấp sân bay Điện Biên Phủ hoàn thành…

Cầu Thanh Bình mới có quy mô chiều dài 93m, chiều rộng cho xe chạy 20m và chiều rộng cho người đi bộ là 1m, dải phân cách giữa 2m; kết cấu dầm super-T dự ứng lực, mặt cầu bê tông nhựa dầy 7cm; trên cầu được tạo hình kiến trúc thành 3 vòm, mỗi vòm dài 30m; hệ thống chiếu sáng dùng đèn hắt ánh sáng lập trình chuyển màu theo ý muốn, tuyến lối đi bộ ven sông Nậm Rốm được bố trí thông suốt qua gầm cầu đồng bộ với tuyến kè sông về quy mô và giải pháp kết cấu…Thời gian thi công hoàn thành là 6 tháng kể từ ngày khởi công.

 

 *Dienbien.tv.vn (13/3): Hỗ trợ nhà ở cho 2 hộ khó khăn xã Thanh Minh, TP. Điện Biên Phủ

Sáng 13/3, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh phối hợp với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam tổ chức bàn giao nhà ở cho 2 hộ gia đình khó khăn xã Thanh Minh, TP. Điện Biên Phủ. Tham dự có đại biểu Quốc hội Tạ Thị Yên, Phó Trưởng ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội; bà Lò Thị Luyến, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; ông Đỗ Chí Thanh, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.

Hưởng ứng Chương trình “Mái ấm nghĩa tình, an sinh xã hội” do UBND tỉnh Điện Biên phát động, thông qua sự kết nối của bà Tạ Thị Yên, đại biểu Quốc hội tỉnh Điện Biên, Phó Trưởng ban Công tác Đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tập Đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam đã hỗ trợ 120 triệu đồng làm nhà ở cho hộ anh Lý A Sềnh và Vàng A Tuấn có hoàn cảnh khó khăn ở xã Thanh Minh, TP. Điện Biên Phủ.

 

*Dienbien.tv.vn (10/3): Cảng Hàng không Điện Biên sẽ tạm dừng hoạt động hơn 8 tháng

Cục Hàng không Việt Nam đã có văn bản Bộ GTVT xem xét, chấp thuận thời gian đóng cửa tạm thời Cảng Hàng không Điện Biên từ ngày 1/4/2023 đến hết ngày 14/12/2023.

Ngày 9/3, Cục Hàng không Việt Nam có văn bản báo cáo Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) về việc kiến nghị đóng tạm thời Cảng Hàng không Điện Biên từ ngày 1/4 tới đây.

Theo Cục Hàng không Việt Nam, trên cơ sở đề nghị của Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV), Cục đã tổ chức lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị và hãng hàng không đang khai thác tại sân bay Điện Biên, gồm: UBND tỉnh Điện Biên, Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam, Vietnam Airlines và Bamboo Airways, tất cả đều thống nhất về thời gian đóng cửa và thời gian mở cửa khai thác trở lại Cảng Hàng không Điện Biên.

Để đảm bảo tiến độ thi công các hạng mục công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng mở rộng Cảng Hàng không Điện Biên hoàn thành đúng dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (tháng 5/2024), Cục Hàng không Việt Nam kiến nghị Bộ trưởng Bộ GTVT xem xét, chấp thuận thời gian đóng cửa tạm thời cảng hàng không này từ ngày 1/4/2023 đến hết ngày 14/12/2023.

 

PHẦN II: TIN TỨC – THỜI SỰ

TIÊU ĐIỂM

*Baotintuc.vn (15/3): Thủ tướng: Đưa Việt Nam vào nhóm 30 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu

Khách quốc tế đến Việt Nam chỉ đạt 20% so với trước dịch COVID-19

Sau khi kiểm soát được dịch COVID-19, từ ngày 15/3/2022, Chính phủ đã quyết định mở lại hoàn toàn các hoạt động du lịch. Với sự chỉ đạo sâu sát của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự phối hợp của các bộ, ngành và nỗ lực toàn ngành, hoạt động du lịch đã dần khôi phục trở lại, đặc biệt là du lịch nội địa.

Năm 2022, lượng khách nội địa đạt 101,3 triệu lượt (tăng hơn 150% so với mục tiêu đặt ra là 60 triệu lượt khách). Tổng thu từ khách du lịch đạt 495 nghìn tỷ đồng, vượt trên 23% so với kế hoạch và đạt 66% so với mức kỷ lục năm 2019. Lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt 3,5 triệu lượt (giảm 80% so với cùng kỳ năm 2019), đạt 70% so kế hoạch…

Chung tay phục hồi, phát triển du lịch hiệu quả, bền vững

Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh quan điểm phải phát triển du lịch là trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị, của các cấp, các ngành và toàn xã hội; phát triển du lịch phải đặt trong tổng thể phát triển kinh tế-xã hội, với vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn; chuyển từ "cung cấp cái mình có" sang "cung cấp điều khách hàng cần"; từ du lịch "một mùa", sang du lịch quanh năm; phát triển du lịch theo hướng an toàn, xanh, sạch, văn minh, hiện đại, hấp dẫn, đề cao văn hóa du lịch Việt Nam; phát triển cả chiều rộng và chiều sâu trên cơ sở tận dụng, phát huy tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội và lợi thế cạnh tranh, song không hy sinh tiến bộ, công bằng xã hội, môi trường để đổi lấy tăng trưởng kinh tế đơn thuần; phát triển các sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú, vừa có tính đặc sắc, riêng có. Phát triển du lịch Việt Nam phải đặt trong tổng thể, liên kết với phát triển du lịch của thế giới và khu vực; phát triển du lịch theo chuẩn mực quốc tế nhưng cũng đa dạng, độc đáo, riêng có…

Về một số nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan, địa phương tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về du lịch, nhất là Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị và Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030; đẩy mạnh cơ cấu lại ngành Du lịch, bảo đảm tính chuyên nghiệp, hiện đại, đồng bộ, bền vững và hội nhập quốc tế.

Thủ tướng chỉ đạo tập trung rà soát, kịp thời cập nhật, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách, quy định về du lịch; tăng cường đầu tư và huy động các nguồn lực cho phát triển du lịch, trong đó khuyến khích khu vực tư đầu tư cho hạ tầng du lịch; hỗ trợ doanh nghiệp, các hộ kinh doanh du lịch tiếp cận các nguồn vốn, gói kích cầu; nâng cao năng lực kinh doanh và chất lượng sản phẩm dịch vụ, phù hợp với nhu cầu và biến động của thị trường du lịch; đẩy mạnh chuyển đổi số; hình thành và phát triển hệ sinh thái du lịch thông minh ở Việt Nam.

Cùng với đó, tiếp tục đầu tư, phát triển nguồn nhân lực du lịch; hoàn thiện chính sách về visa, lệ phí, thủ tục xuất nhập cảnh cho khách quốc tế theo hướng tăng số lượng nước được miễn thị thực và kéo dài thời hạn lưu trú; tạo điều kiện cho các hãng hàng không trong nước, quốc tế mở các đường bay và trực tiếp kết nối Việt Nam với các thị trường du lịch trọng điểm, tiềm năng; tăng cường hợp tác quốc tế, nhất là với các tập đoàn, tổng công ty du lịch lớn, đa quốc gia trong thúc đẩy kết nối, thu hút các thị trường khách lớn, tiềm năng.

Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố tích cực, chủ động phối hợp, thúc đẩy liên kết du lịch để cùng phát triển sản phẩm, nguồn nhân lực, quản lý, đầu tư phát triển du lịch; thường xuyên lắng nghe, trao đổi, giải quyết ngay những khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển lành mạnh, bền vững, đúng pháp luật; đẩy mạnh hợp tác công - tư, nhất là trong xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở lưu trú, khu vui chơi giải trí, khu nghỉ dưỡng phức hợp cao cấp, phù hợp với nhu cầu và xu hướng du lịch mới.

Thủ tướng tin tưởng với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước; sự quản lý của Nhà nước; sự quyết tâm, nỗ lực cao của các bộ, ngành, cơ quan, địa phương; sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; sự chung tay, đồng lòng ủng hộ của cộng đồng doanh nghiệp du lịch và người dân; ngành Du lịch Việt Nam sẽ phát triển mạnh mẽ theo hướng "Sản phẩm đặc sắc - Dịch vụ chuyên nghiệp - Thủ tục thuận tiện - Giá cả cạnh tranh - Môi trường vệ sinh sạch sẽ - Điểm đến an toàn, thân thiện", thuộc nhóm 30 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới, góp phần quan trọng xây dựng đất nước Việt Nam phồn vinh, nhân dân Việt Nam ấm no, hạnh phúc.

 

*Vtv.vn (14/3): Phó Thủ tướng yêu cầu không để xảy ra sách nhiễu sau khi bỏ sổ hộ khẩu

Phó Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo bộ ngành, địa phương tăng cường kiểm tra công vụ, kiên quyết không để xảy ra tình trạng sách nhiễu, phiền hà cho dân, doanh nghiệp.

Văn phòng Chính phủ vừa phát đi thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp về tình hình, kết quả triển khai thực hiện Luật Cư trú.

Tại thông báo trên, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà kết luận, các bộ trưởng, thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, chủ tịch UBND các tỉnh, thành chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng và nhân dân về việc tổ chức quy định bãi bỏ yêu cầu nộp, xuất trình sổ hộ khẩu giấy, sổ tạm trú giấy, giấy xác nhận cư trú khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý theo đúng quy định.

Phó Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo các bộ ngành, địa phương cần tăng cường thanh tra, kiểm tra công vụ, kiên quyết không để xảy ra tình trạng trì trệ, sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho người dân, doanh nghiệp.

Các bộ, cơ quan khẩn trương kiểm tra, rà soát, sửa đổi các thông tư, quyết định, văn bản pháp luật thuộc thẩm quyền có quy định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu giấy, sổ tạm trú giấy hoặc giấy tờ có yêu cầu xác nhận của địa phương nơi cư trú khi thực hiện các thủ tục hành chính.

Việc này nhằm bảo đảm cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính trên cơ sở khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các Cơ sở dữ liệu khác, cũng như nguyên tắc "hạn chế việc sử dụng thông tin về nơi cư trú là điều kiện để thực hiện các thủ tục hành chính" theo đúng quy định.

Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành khẩn trương hoàn thành việc công bố, công khai các thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý có liên quan đến việc nộp, xuất trình Sổ hộ khẩu giấy, Sổ tạm trú giấy hoặc giấy tờ có yêu cầu xác nhận của địa phương nơi cư trú khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công, hoàn thành chậm nhất trước ngày 15/3.

Đồng thời, các bộ, ngành, địa phương khẩn trương nâng cấp Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh đáp ứng yêu cầu số hóa, lưu trữ, xử lý thông tin, dữ liệu điện tử. Hoàn thành kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để khai thác dữ liệu dân cư phục vụ giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công.

Phó Thủ tướng lưu ý, hoàn thiện các dịch vụ công trực tuyến theo hướng cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục, mẫu đơn, tờ khai điện tử trên cơ sở khai thác, tái sử dụng thông tin dữ liệu dân cư từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, hoàn thành trong tháng 5/2023.

Bộ Công an chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan liên quan hướng dẫn cụ thể về việc xử lý sai sót liên quan đến dữ liệu dân cư của người dân và việc khai thác dữ liệu từ tàng thư về cư trú mà chưa được thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ giải quyết thủ tục hành chính (như thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã cấp cho hộ gia đình…). Hoàn thành trong tháng 3/2023.

 

* Chinhphu.vn (13/3): Chính phủ chỉ đạo về điều chỉnh lương hưu, trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công

Chính phủ giao Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội nghiên cứu, báo cáo Chính phủ việc ban hành nghị định điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng và việc sửa đổi, bổ sung Nghị định số 75/2021/NĐ-CP quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.

Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp, phụ cấp

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 31/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 02/2023.

Tại nghị quyết, Chính phủ giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình người lao động bị mất việc làm, giảm giờ làm, nhất là tại các khu công nghiệp để có phương án hỗ trợ trong trường hợp cần thiết.

Nghiên cứu, báo cáo Chính phủ việc ban hành nghị định điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng và việc sửa đổi, bổ sung Nghị định số 75/2021/NĐ-CP ngày 24/7/2021 quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.

Nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện hệ thống chính sách về an sinh xã hội

Về tình hình thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021, Chính phủ cơ bản thống nhất với Báo cáo số 11/BC-BLĐTBXH ngày 27/01/2023 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổng kết thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ.

Đến nay, việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 theo Nghị quyết số 68/NQ-CP và Nghị quyết số 126/NQ-CP của Chính phủ đã cơ bản hoàn thành.

Thời gian kết thúc thực hiện các chính sách đã được xác định tại Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ.

Chính phủ yêu cầu, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp tục nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện hệ thống chính sách về an sinh xã hội, bảo đảm toàn diện, đồng bộ, bền vững.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiếp tục rà soát để hoàn thành việc chi trả các chế độ cho các đối tượng theo quy định, hoàn thành trong tháng 3 năm 2023.

Chi trả kịp thời các quyền lợi về bảo hiểm

Chính phủ giao Bảo hiểm Xã hội Việt Nam triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; đôn đốc thu, giảm nợ bảo hiểm xã hội.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đột xuất, kịp thời xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; giải quyết, chi trả kịp thời các quyền lợi về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế. 

Tiếp tục rà soát, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, mở rộng hình thức cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; đẩy nhanh chuyển đổi số, hoàn thiện và kết nối hệ thống dữ liệu chuyên ngành về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm xã hội…

 

CHÍNH SÁCH – VĂN BẢN – NGHỊ ĐỊNH MỚI

* Chinhphu.vn (15/3): Giao bổ sung, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn cho bộ, địa phương

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ký Quyết định 215/QĐ-TTg về việc giao bổ sung, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 cho các dự án trong nội bộ của bộ, cơ quan trung ương và địa phương.

Cụ thể, giao bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 cho các dự án từ số vốn còn lại chưa giao chi tiết trong phạm vi tổng số vốn trong nội bộ của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đã được Quốc hội quyết nghị, Thủ tướng Chính phủ giao, bảo đảm không làm thay đổi tổng mức vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 theo ngành, lĩnh vực đã được Quốc hội quyết nghị.

Điều chỉnh giảm kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 của các dự án đã được giao kế hoạch đầu tư công trung hạn, đồng thời điều chỉnh tăng kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 cho các dự án trong nội bộ của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương, bảo đảm không làm thay đổi tổng mức vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 theo ngành, lĩnh vực đã được Quốc hội quyết nghị.

Về triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn nước ngoài nguồn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương căn cứ kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025, danh mục dự án và mức vốn ngân sách trung ương trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 được giao:

Thông báo hoặc quyết định giao kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 cho các cơ quan, đơn vị sử dụng vốn đầu tư công, chi tiết nhiệm vụ, danh mục dự án và mức vốn ngân sách trung ương bố trí cho từng nhiệm vụ, dự án theo đúng quy định của pháp luật về đầu tư công.

Các bộ, cơ quan trung ương, địa phương điều chỉnh giảm kế hoạch trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 vốn ngân sách trung ương của các dự án có trách nhiệm bố trí đủ số vốn còn thiếu từ nguồn ngân sách địa phương hoặc các nguồn vốn hợp pháp khác để hoàn thành dự án, bảo đảm đúng thời gian quy định của Luật Đầu tư công; không đề xuất cấp có thẩm quyền bổ sung vốn ngân sách trung ương cho các dự án đã điều chỉnh giảm kế hoạch trung hạn giai đoạn 2021 - 2025.

Chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan thanh tra; kiểm tra, kiểm toán và cơ quan liên quan về tính chính xác của các nội dung số liệu báo cáo, danh mục dự án và mức vốn bố trí cho từng dự án bảo đảm đúng quy định của pháp luật.

Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao về quản lý nhà nước đối với đầu tư công chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và cơ quan liên quan về tính chính xác của các nội dung, số liệu báo cáo, bảo đảm đúng quy định của pháp luật.

 

* Chinhphu.vn (14/3): Thủ tướng thành lập 5 Tổ công tác kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định 235/QĐ-TTg ngày 14/3/2023 thành lập các Tổ công tác kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 tại các bộ, cơ quan trung ương và địa phương. Thời gian kiểm tra, đôn đốc từ ngày 10 đến ngày 25 hằng tháng.

Cụ thể, thành lập 05 Tổ công tác kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 tại các bộ, cơ quan trung ương và địa phương (trường hợp bộ, cơ quan trung ương, địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới mức trung bình của cả nước), bao gồm:

Tổ công tác số 1

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái làm Tổ trưởng, kiểm tra các Bộ, cơ quan: Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Thanh tra Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Kiểm toán Nhà nước, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Luật gia Việt Nam; các địa phương: Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Thành phố Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau.

Tổ công tác số 2

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà làm Tổ trưởng, kiểm tra các Bộ, cơ quan: Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Quản lý Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam, Ban quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam; các địa phương: Thành phố Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa.

Tổ công tác số 3

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang làm Tổ trưởng, kiểm tra các Bộ, cơ quan: Văn phòng Trung ương Đảng, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Nội vụ, Ủy ban dân tộc, Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thông tấn xã Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam; các địa phương: Thành phố Hải Phòng, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Bắc Giang, Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên.

Tổ công tác số 4

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Tổ trưởng, kiểm tra các địa phương: Yên Bái, Phú Thọ, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình.

Tổ công tác số 5

Bộ trưởng Bộ Tài chính làm Tổ trưởng, kiểm tra các địa phương: Ninh Thuận, Bình Thuận, Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa Vũng Tàu.

Bộ, ngành, địa phương báo cáo về tình hình giải ngân cuối mỗi tháng

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư trên cơ sở số liệu giải ngân do Bộ Tài chính cung cấp hằng tháng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư công khai danh sách các bộ, cơ quan trung ương và địa phương thuộc đối tượng kiểm tra (có tỷ lệ giải ngân dưới mức trung bình của cả nước) trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư công và Cổng thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Đồng thời, hướng dẫn các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương thuộc đối tượng kiểm tra báo cáo bằng văn bản về tình hình giải ngân cuối mỗi tháng, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp chung báo cáo của các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương phục vụ các Tổ công tác do Lãnh đạo Chính phủ làm Tổ trưởng, gửi lãnh đạo Chính phủ (Tổ trưởng) trước ngày 10 hằng tháng.

Xây dựng đề cương để các Tổ công tác báo cáo kết quả kiểm tra, đôn đốc gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư; trên cơ sở đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp chung, báo cáo Chính phủ tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ hằng tháng.

Các bộ, cơ quan trung ương, địa phương thuộc đối tượng kiểm tra xây dựng báo cáo tình hình giải ngân đến cuối mỗi tháng, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ trước ngày 05 tháng sau (theo mẫu báo cáo do Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn).

Thời gian kiểm tra, đôn đốc từ ngày 10 - 25 hằng tháng

Quyết định nêu rõ thời gian kiểm tra, đôn đốc từ ngày 10 đến ngày 25 hằng tháng.

Tổ công tác có nhiệm vụ tổ chức rà soát, tổng hợp khó khăn, vướng mắc; phân tích nguyên nhân của những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện dự án đầu tư công, nhất là dự án sử dụng vốn ODA và vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài tại các bộ, cơ quan trung ương và địa phương; kiến nghị các giải pháp nhằm thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Hướng dẫn thực hiện thống nhất quy định của pháp luật về đầu tư công và các quy định có liên quan nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy tiến độ thực hiện và giải ngân các dự án đầu tư công.

Đánh giá việc chấp hành quy định về lập, phân bổ, giao kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách nhà nước năm 2023 của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương.

Đánh giá việc triển khai các giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại các Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 06 tháng 01 băn 2023, các Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ; các văn bản chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ về đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2023.

Xem xét trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, rà soát, xử lý các khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn trong giải ngân đầu tư công tại từng bộ, cơ quan, địa phương, trong đó có trách nhiệm người đứng đầu.

Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công, chỉ đạo của Tổ trưởng Tổ công tác.

Báo cáo Thủ tướng kết quả kiểm tra trong vòng 5 ngày kể từ ngày kết thúc kiểm tra

Thủ tướng yêu cầu các Tổ công tác phải báo cáo kết quả kiểm tra và đề xuất, kiến nghị cụ thể các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, gửi Thủ tướng Chính phủ trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra đối với bộ, cơ quan trung ương và địa phương.

Tổ công tác có quyền yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương và địa phương báo cáo, cung cấp thông tin, số liệu, cử cán bộ phối hợp thực hiện và giải quyết vướng mắc của bộ, cơ quan trung ương, địa phương đó.

Thủ tướng giao các đồng chí Tổ trưởng Tổ công tác lựa chọn trực tiếp kiểm tra tại một số Bộ, cơ quan, địa phương thuộc Tổ công tác và có hình thức kiểm tra phù hợp với các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương còn lại; xây dựng kế hoạch kiểm tra cụ thể, làm việc tìm hiểu kỹ thực trạng, xác định rõ các vướng mắc, điểm nghẽn ở cơ sở, thẩm quyền giải quyết; trên cơ sở đó trực tiếp chỉ đạo giải quyết tháo gỡ các vướng mắc hoặc tổng hợp các vướng mắc vượt thẩm quyền để báo cáo cấp có thẩm quyền, bảo đảm chất lượng, thiết thực, hiệu quả.

 

* Chinhphu.vn (13/3): 85 bộ, cơ quan Trung ương, địa phương chưa phân bổ chi tiết hết kế hoạch vốn đầu tư công

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký ban hành Công điện số 123/CĐ-TTg ngày 10/3/2023 yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương khẩn trương phân bổ chi tiết kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách nhà nước năm 2023.

Đề cao tinh thần trách nhiệm, quyết liệt giải ngân vốn đầu tư công

Công điện gửi Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nêu rõ:

Ngay sau khi Quốc hội ban hành Nghị quyết số 69/2022/QH15 ngày 11/11/2022 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023, Thủ tướng Chính phủ đã giao kế hoạch đầu tư công năm 2023 cho các bộ, cơ quan trung ương, địa phương từ đầu tháng 12/2022 để triển khai thực hiện. 

Tuy nhiên, đến nay vẫn còn 30 bộ, cơ quan trung ương và 55 địa phương chưa phân bổ chi tiết hết kế hoạch vốn đầu tư năm 2023 (thông tin cập nhật trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công) làm ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân của các dự án.

Để bảo đảm việc phân bổ vốn kịp thời nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân ngay từ những tháng đầu năm, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề cao tinh thần trách nhiệm, tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện quyết liệt các nội dung chủ yếu sau:

Khẩn trương phân bổ chi tiết kế hoạch đầu tư công 

Thứ nhất, các bộ, cơ quan trung ương: Bộ Tư pháp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Nội vụ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Thanh tra Chính phủ, Văn phòng Trung ương Đảng, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Kiểm toán Nhà nước, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Quản lý Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam, Hội Luật gia Việt Nam, Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam;

Các địa phương: Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Phú Thọ, Bắc Giang, Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Thành phố Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Bến Tre, Vĩnh Long, Thành phố Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau:

Khẩn trương phân bổ chi tiết kế hoạch đầu tư công năm 2023 đã được giao theo đúng quy định, bảo đảm trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải, tuân thủ các nguyên tắc, thứ tự ưu tiên bố trí vốn theo quy định của Luật Đầu tư công, các Nghị quyết của Quốc hội, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và quy định pháp luật có liên quan.

Đẩy nhanh tiến độ phê duyệt đầu tư các dự án khởi công mới sử dụng vốn đầu tư năm 2023 để sớm hoàn thành việc giao kế hoạch vốn; việc bố trí kế hoạch vốn cho các nhiệm vụ, dự án phải bảo đảm phù hợp với khả năng thực hiện và giải ngân.

Thực hiện điều chỉnh kế hoạch vốn linh hoạt, kịp thời giữa các dự án, từ dự án giải ngân chậm sang các dự án có nhu cầu bổ sung vốn và khả năng giải ngân cao theo quy định; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, cá thể hóa trách nhiệm đến từng cá nhân trong việc chỉ đạo tổ chức thực hiện phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công.

Chậm trễ đầu tư công: Bộ trưởng, Chủ tịch UBND tỉnh phải chịu trách nhiệm toàn diện 

Thứ hai, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính chủ động thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá tình hình triển khai kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách nhà nước năm 2023, kịp thời kiến nghị phương án xử lý đối với số vốn chậm phân bổ theo quy định nhằm thúc đẩy giải ngân và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công.

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện nghiêm các nhiệm vụ tại Công điện này và chịu trách nhiệm toàn diện trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong trường hợp tiếp tục chậm trễ trong phân bổ chi tiết kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023 theo đúng quy định./.

 

* Chinhphu.vn (11/3): Văn bản QPPL Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành trong tháng 2/2023

Theo Thông cáo báo chí của Bộ Tư pháp, trong tháng 2/2023, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 3 văn bản quy phạm pháp luật, gồm 2 nghị định của Chính phủ và 1 quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Thay đổi thủ tục cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định

Nghị định số 04/2023/NĐ-CP ngày 13/2/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Trong đó, Nghị định 4/2023/NĐ-CP sửa đổi thủ tục cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định.

Theo đó, thay vì gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ đăng ký cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định đến Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp; Nghị định mới quy định cụ thể: Tổ chức có nhu cầu cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định đến Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp trực tiếp tại Bộ phận Một cửa hoặc thông qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tuyến tại Cổng Dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng Dịch vụ công của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, căn cứ vào các quy định, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp thẩm định, trình Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp có văn bản trả lời cho tổ chức có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định và nêu rõ lý do.

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, căn cứ vào các quy định, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp thẩm định, trình Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định. 

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp có văn bản trả lời cho tổ chức có nhu cầu cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định và nêu rõ lý do.

Kiểm định chất lượng đầu vào công chức: Tập trung đánh giá năng lực tư duy, ứng dụng vào thực tiễn 

Nghị định số 06/2023/NĐ-CP ngày 21/2/2023 của Chính phủ quy định về kiểm định chất lượng đầu vào công chức.

Nghị định này quy định về nguyên tắc, phương thức, nội dung, hình thức và thẩm quyền thực hiện kiểm định chất lượng đầu vào đối với người tham gia tuyển dụng vào làm công chức  trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã  hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện. Việc kiểm định chất lượng đầu vào công chức theo quy định tại Nghị định này chỉ áp dụng thực hiện đối với người đăng ký tuyển dụng vào công chức thông qua phương thức thi tuyển.

Việc kiểm định chất lượng đầu vào công chức là một trong những nội dung quản lý nhà nước, Bộ Nội vụ là cơ quan có thẩm quyền tổ chức kiểm định. Việc thống nhất kiểm định tập trung trên phạm vi toàn quốc nhằm bảo đảm mặt bằng chất lượng chung, rút ngắn trình tự, thủ tục cho các cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng và tiết kiệm chi phí cho ngân sách nhà nước. Giá trị được sử dụng trong toàn quốc, sẽ tạo nguồn tuyển dụng rộng rãi cho các Bộ, ngành, địa  phương, tạo cơ hội cho ứng viên tham gia công khai và thuận lợi trong việc hướng nghiệp. 

Điểm nổi bật nhất của việc kiểm định là đổi mới về nội dung kiểm định theo hướng tập trung đánh giá năng lực tư duy, năng lực ứng dụng kiến thức vào thực tiễn của thí sinh. Các hiểu biết chung, cơ bản của thí sinh về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội; quản lý hành chính nhà nước; quyền, nghĩa vụ của công chức; kiến thức về văn hóa, lịch sử, đạo đức. 

Chương trình điều tra thống kê quốc gia gồm 45 cuộc điều tra 

Ngày 15/2/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 03/2023/QĐ-TTg Chương trình điều tra thống kê quốc gia.

Chương trình điều tra thống kê quốc gia ban hành theo Quyết định số 03/2023/QĐ-TTg có một số thay đổi so với Chương trình điều tra thống kê quốc gia ban hành theo Quyết định số 43/2016/QĐ-TTg ngày 17/10/2016, cụ thể như sau: Số nhóm cuộc điều tra thống kê giảm 02 nhóm (09 nhóm còn 07 nhóm) và số cuộc điều tra thống kê giảm 05 cuộc; số cuộc điều tra thống kê được giữ nguyên 15 cuộc; số cuộc điều tra thống kê được sửa đổi 22 cuộc; số cuộc điều tra thống kê được lồng ghép, sắp xếp lại 07 cuộc; số cuộc điều tra thống kê được loại bỏ 06 cuộc; số cuộc điều tra thống kê được bổ sung mới 05 cuộc.

Danh mục các cuộc điều tra thống kê quốc gia gồm 45 cuộc điều tra, trong đó đó có 03 cuộc tổng điều tra thống kê quốc gia (Tổng điều tra dân số và nhà ở; Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp; Tổng điều tra kinh tế) và 42 cuộc điều tra ở các lĩnh vực khác nhau.

 

CHỈ THỊ MỚI

* Chinhphu.vn (11/3): Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần

Chính phủ quyết nghị nhiều nội dung quan trọng tại Nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 2/2023

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 31/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 02/2023 trong đó yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với tín dụng, thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường bất động sản; khắc phục nhanh nhất tình trạng ách tắc trong hoạt động đăng kiểm phương tiện giao thông; giảm mặt bằng lãi suất cho vay, tăng khả năng tiếp cận vốn của người dân, doanh nghiệp…

Được kéo dài kỳ hạn trái phiếu doanh nghiệp tối đa không quá 2 năm

Chính phủ ban hành Nghị định số 08/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung và ngưng hiệu lực thi hành một số điều tại các Nghị định quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế.

Nghị định số 08/2023/NĐ-CP nêu rõ: việc thay đổi điều kiện, điều khoản của trái phiếu phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Tuân thủ quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định này.

- Trường hợp kéo dài kỳ hạn của trái phiếu thì thời gian tối đa không quá 02 năm so với kỳ hạn tại phương án phát hành trái phiếu đã công bố cho nhà đầu tư.

- Đối với người sở hữu trái phiếu không chấp thuận thay đổi điều kiện, điều khoản của trái phiếu thì doanh nghiệp phát hành có trách nhiệm đàm phán để đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư. Trường hợp có người sở hữu trái phiếu không chấp thuận phương án đàm phán thì doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với người sở hữu trái phiếu theo phương án phát hành trái phiếu đã công bố cho nhà đầu tư (kể cả trường hợp việc thay đổi điều kiện, điều khoản của trái phiếu đã được người sở hữu trái phiếu đại diện từ 65% tổng số trái phiếu trở lên chấp thuận)."

Thủ tướng Chính phủ đôn đốc bộ ngành, địa phương phân bổ chi tiết kế hoạch đầu tư công năm 2023

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã ký ban hành Công điện số 123/CĐ-TTg ngày 10/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương khẩn trương phân bổ chi tiết kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách nhà nước năm 2023. 

Công điện nêu rõ, đến nay vẫn còn 30 bộ, cơ quan trung ương và 55 địa phương chưa phân bổ chi tiết hết kế hoạch vốn đầu tư năm 2023 (thông tin cập nhật trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công) làm ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân của các dự án.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương và địa phương này khẩn trương phân bổ chi tiết kế hoạch đầu tư công năm 2023 đã được giao theo đúng quy định, bảo đảm trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải, tuân thủ các nguyên tắc, thứ tự ưu tiên bố trí vốn theo quy định của Luật Đầu tư công, các Nghị quyết của Quốc hội, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và quy định pháp luật có liên quan.

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến môi trường sinh thái

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký Quyết định số 208/QĐ-TTg ngày 10/3/2023 phê duyệt Đề án chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái. 

Mục tiêu chung Đề án nhằm chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng lớn đến nguồn lợi, môi trường, hệ sinh thái sang các nghề khai thác hải sản có ảnh hưởng ít hơn hoặc chuyển một số tàu cá có nghề khai thác hải sản ảnh hưởng lớn đến nguồn lợi, môi trường, hệ sinh thái sang lĩnh vực khác ngoài khai thác để từng bước cân bằng lại cường lực khai thác phù hợp với khả năng phục hồi tái tạo nguồn lợi thủy sản; từng bước nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả đội tàu cá trong khai thác, bảo vệ nguồn lợi; cải thiện môi trường làm việc và đảm bảo 100% ngư dân chuyển đổi nghề có việc làm ổn định, thu nhập bảo đảm cuộc sống sau khi chuyển đổi nghề.

Kế hoạch hoạt động năm 2023 của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ ký Quyết định 13/QĐ-BCĐCCHC ban hành Kế hoạch hoạt động năm 2023 của Ban Chỉ đạo này.

Một trong các yêu cầu của Kế hoạch là triển khai có kết quả các nhiệm vụ trọng tâm trong cải cách hành chính năm 2023, cụ thể là cải cách thể chế, cắt giảm thủ tục hành chính, nhất là thủ tục hành chính trong nội bộ các cơ quan hành chính nhà nước, quy định kinh doanh, giảm thời gian, chi phí hành chính, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến, tăng cường mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp, lấy người dân, doanh nghiệp làm chủ thế, trung tâm phục vụ.

Bảo đảm an ninh nguồn nước trên lưu vực sông Cửu Long

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký ban hành Quyết định 174/QĐ-TTg ngày 6/3/2023 phê duyệt Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Cửu Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch).

Mục tiêu Quy hoạch nhằm bảo đảm an ninh nguồn nước trên lưu vực sông, tích trữ, điều hòa, phân bổ tài nguyên nước một cách công bằng, hợp lý, khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn nước ngọt, lợ, mặn gắn với bảo vệ, phát triển bền vững tài nguyên nước nhằm đáp ứng nhu cầu nước cho dân sinh, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường. Bảo vệ tài nguyên nước, phòng chống suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước và các tác hại do nước gây ra, có lộ trình phục hồi nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm, đáp ứng yêu cầu quản lý tổng hợp tài nguyên nước theo lưu vực sông và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN Thái Hà giai đoạn 2

Ngày 6/3/2023, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã ký Quyết định 179/QĐ-TTg chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Thái Hà giai đoạn 2 – tỉnh Hà Nam. Đồng thời chấp thuận nhà đầu tư Công ty trách nhiệm hữu hạn Hợp Tiến.

Huy động đăng kiểm viên địa phương khác tăng cường cho Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh

Văn phòng Chính phủ có văn bản số 69/TB-VPCP ngày 9/3/2023 thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp nghe báo cáo về công tác đăng kiểm phương tiện giao thông và giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong tình hình hiện nay.

Để đảm bảo cung cấp dịch vụ công kịp thời cho người dân, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải trước mắt, cần khẩn trương huy động điều phối nhân lực đăng kiểm viên, cán bộ nghiệp vụ ở các địa phương khác để tăng cường cho các trung tâm đăng kiểm ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh kết hợp tăng ca, kíp để đáp ứng nhu cầu kiểm định của người dân.

Bộ Giao thông vận tải phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng huy động các đơn vị có chức năng, đủ điều kiện thực hiện hoạt động đăng kiểm của hai Bộ tham gia hỗ trợ, đồng thời công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân biết.

Phó Thủ tướng yêu cầu báo cáo tình trạng thiếu cát ở miền Trung và Tây Nam Bộ

Tại văn bản số 1432/VPCP-CN ngày 8/3/202, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo tình trạng thiếu cát, vật liệu san lấp ở miền Trung và Tây Nam Bộ theo phản ánh của các cơ quan truyền thông, đề xuất giải pháp cụ thể.

 

* Chinhphu.vn (10/3): Giao kế hoạch đầu tư vốn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký Quyết định số 202/QĐ-TTg giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội (Chương trình).

Cụ thể, giao 14.710,315 tỷ đồng kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương của Chương trình cho từng bộ, cơ quan trung ương và địa phương theo tổng mức và cơ cấu ngành, lĩnh vực quy định tại Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội.

Đồng thời, giao danh mục và mức vốn ngân sách trung ương bố trí kế hoạch vốn của Chương trình cho từng nhiệm vụ, dự án đã đủ thủ tục đầu tư theo quy định, đủ điều kiện giao kế hoạch vốn của Chương trình.

Giảm 8.528 tỷ đồng kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương của 04 dự án

Cùng với đó, Quyết định điều chỉnh giảm 8.528 tỷ đồng kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương của 04 dự án thuộc Chương trình đã bố trí cho Bộ Giao thông vận tải để bố trí cho các địa phương thực hiện các dự án thành phần theo phân cấp của Thủ tướng Chính phủ.

Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương căn cứ kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương của Chương trình, danh mục nhiệm vụ, dự án và mức vốn ngân sách trung ương bố trí cho từng nhiệm vụ, dự án được giao, thông báo hoặc quyết định giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương cho các cơ quan, đơn vị sử dụng vốn đầu tư công chi tiết danh mục nhiệm vụ, dự án và mức vốn ngân sách trung ương bố trí cho từng nhiệm vụ, dự án, bảo đảm theo đúng quy định tại Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội và các quy định pháp luật có liên quan.

Khẩn trương phê duyệt quyết định đầu tư dự án theo quy định để bảo đảm đủ điều kiện giao kế hoạch vốn năm 2023; chịu trách nhiệm giải ngân toàn bộ số vốn được giao từ Chương trình trong năm 2023 theo quy định.

Bảo đảm đủ vốn để dự án hoàn thành đúng tiến độ

Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương bảo đảm cân đối đủ vốn cho dự án để hoàn thành đúng tiến độ, phát huy hiệu quả đầu tư. Đối với các dự án có tổng mức đầu tư cao hơn mức vốn ngân sách trung ương bố trí từ Chương trình, các địa phương phải có trách nhiệm bố trí đủ vốn ngân sách địa phương trong giai đoạn 2021 - 2025 cho dự án, không để xảy ra nợ đọng xây dựng cơ bản và chậm tiến độ do thiếu vốn. Trong trường hợp điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư của dự án so với tổng mức đầu tư đã được cấp có thẩm quyền giao vốn từ Chương trình, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương chủ động bố trí số vốn còn thiếu từ ngân sách nhà nước và nguồn vốn hợp pháp khác do cấp mình quản lý để hoàn thành dự án trong giai đoạn 2022 - 2025.

Các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và cơ quan liên quan về tính chính xác của các nội dung, số liệu báo cáo, danh mục nhiệm vụ, dự án và mức vốn bố trí cho từng nhiệm vụ, dự án, thủ tục đầu tư bảo đảm đúng quy định của pháp luật; tiến độ hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án; bảo đảm đủ các điều kiện để triển khai dự án theo tiến độ đề ra.

Các Bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động - Thương binh và Xã hội, Giao thông vận tải căn cứ nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 11/NQ-CP có trách nhiệm đôn đốc các bộ, địa phương liên quan phân bổ và quản lý sử dụng vốn của Chương trình đúng mục đích, đúng đối tượng, hiệu quả đầu tư và tuân thủ đúng quy định tại Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội và pháp luật có liên quan.

 

TIN QUỐC HỘI

*Dcsvn.vn (14/3): Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tổ chức hoạt động chất vấn tại phiên họp thứ 21

Phiên họp thứ 21 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ khai mạc vào ngày 15/3 và bế mạc vào ngày 20/3/2023, tại Nhà Quốc hội. Đặc biệt, tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn về một số nội dung thuộc lĩnh vực Toà án và Viện Kiểm sát.

Theo chương trình dự kiến, tại phiên họp này, về công tác xây dựng pháp luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Giá (sửa đổi); một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi); cho ý kiến về dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi); cho ý kiến về dự án Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi); cho ý kiến về dự án Luật Nhà ở (sửa đổi).

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng sẽ cho ý kiến về đề nghị bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 đối với 2 dự án: Luật Căn cước công dân (sửa đổi), Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi); xem xét, cho ý kiến đối với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân (đồng thời xem xét, quyết định việc bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023).

Tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Hồ chứa nước Ka Pét, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng sẽ xem xét, phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm và miễn nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xem xét, ban hành Kế hoạch về công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ được quy hoạch đại biểu Quốc hội chuyên trách và các chức danh ở Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Cũng tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 2/2023.

Đáng chú ý, trong ngày 20/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tổ chức hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí sẽ trả lời chất vấn tại phiên họp.

 

KINH TẾ - ĐẦU TƯ – HỘI NHẬP

* Hanoimoi.vn (14/3): Kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ

Đây là nhận định đưa ra trong báo cáo Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam, ấn bản tháng 3-2023, được Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam công bố vào chiều 13-3. 

Báo cáo nhận định, sau khi đạt mốc cao 8% vào năm 2022, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2023 sẽ đạt 6,3% do tăng trưởng ở khu vực dịch vụ chững lại, giá cả và lãi suất leo thang ảnh hưởng đến các nhà đầu tư và hộ gia đình. Mức tăng trưởng dự kiến sẽ tăng lên 6,5% vào năm 2024, khi các nền kinh tế đang là thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam - như Mỹ, Trung Quốc, khu vực đồng tiền chung châu Âu (eurozone)… phục hồi. WB cũng lạc quan rằng, tăng trưởng thực tế có cơ hội đạt cao hơn dự báo, do phục hồi tăng trưởng toàn cầu có thể nhanh hơn dự kiến và gia tăng xuất khẩu. 

Để đảm bảo một lộ trình tăng trưởng ổn định cho nền kinh tế, WB cho rằng, khó khăn ở trong nước và nước ngoài đòi hỏi Việt Nam phải ứng phó chính sách theo hướng thận trọng, và dựa vào bằng chứng, dữ liệu. WB nhấn mạnh sự cần thiết của việc quản lý chặt mối liên hệ giữa tăng trưởng và lạm phát, và phải giám sát chắc khu vực tài chính. 

Đáng chú ý, báo cáo lần này của WB cũng nhấn mạnh tới tiềm năng khu vực dịch vụ của nước ta, cho rằng khu vực đa dạng này cần được khai thác hiệu quả hơn nữa để duy trì tăng trưởng năng suất bền vững, tiến tới hoàn thành mục tiêu trở thành nền kinh tế thu nhập cao vào năm 2045.  

Theo đó, khu vực dịch vụ của Việt Nam đang đóng góp ngày càng lớn cho nền kinh tế, đồng thời thu hút ngày càng nhiều lao động, và năng suất lao động cũng đang tăng lên trong thập kỷ qua kể từ năm 2019. Tuy nhiên, kết quả đạt được của Việt Nam trong khu vực dịch vụ còn chưa bắt nhịp được với các quốc gia so sánh như Malaysia hay Indonesia. Báo cáo chỉ ra bốn nội dung cải cách có thể giúp mở ra tiềm năng để khu vực dịch vụ đem lại thêm nhiều việc làm và tạo thêm nhiều giá trị gia tăng.

Theo đó, Việt Nam cần cân nhắc xóa bỏ rào cản về thương mại và đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dịch vụ và triển khai cải cách để đẩy mạnh cạnh tranh cũng như khả năng tiếp cận tài chính cho các doanh nghiệp trong nước; khuyến khích áp dụng công nghệ và đổi mới sáng tạo từng bước về sản phẩm và quy trình; tăng cường năng lực và kỹ năng làm việc cho cả người lao động và cán bộ quản lý; tập trung vào những dịch vụ có khả năng thúc đẩy tăng trưởng hơn nữa ở những ngành, lĩnh vực khác, cụ thể là các lĩnh vực chế tạo chế biến.

Đánh giá chung về tình hình kinh tế Việt Nam trước mắt, Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam Carolyn Turk khẳng định: “Việt Nam còn dư địa để triển khai các biện pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng”. Chuyên gia này cũng cho rằng, việc thực hiện hiệu quả các dự án đầu tư công trọng điểm là một chìa khóa tăng trưởng trong cả ngắn và dài hạn; đồng thời nhấn mạnh, chính sách tài khóa và tiền tệ cần phải đồng bộ để đảm bảo hỗ trợ nền kinh tế và đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô. 

 

* Hanoimoi.vn (14/3): Các hãng hàng không lên kế hoạch đón khách du lịch Trung Quốc

Việc Trung Quốc quyết định đưa Việt Nam vào danh sách thí điểm mở cửa du lịch theo đoàn từ ngày 15/3 đã mang đến sự sôi động cho không chỉ thị trường du lịch mà còn cả thị trường hàng không Việt Nam.

Các hãng hàng không Việt Nam đang ráo riết có sự chuẩn bị để sẵn sàng đón lượt khách Trung Quốc đầu tiên đến Việt Nam

Đại diện hãng hàng không Vietravel Airlines chia sẻ: “Trung Quốc là thị trường luôn được kỳ vọng góp phần phục hồi không chỉ của Tập đoàn du lịch và hàng không Vietravel nói riêng mà của cả ngành hàng không và du lịch Việt Nam nói chung. Hãng nhận thấy nhiều tín hiệu tích cực trước thông tin Trung Quốc sẽ mở các tour cho khách du lịch đến Việt Nam từ ngày 15/3. Với lợi thế là thành viên của Tập đoàn du lịch Vietravel, sở hữu hệ sinh thái du lịch hoàn chỉnh với nhiều sản phẩm tour inbound và outbound, Vietravel Airlines đã có kế hoạch chuẩn bị kỹ lưỡng từ trước để sẵn sàng tiếp cận và phục vụ khối lượng lớn khách hàng tiềm năng, đặc biệt là trong dịp cao điểm hè”.

Xác định rõ ràng chính phủ Trung Quốc chỉ cấp phép mở tour du lịch, tập trung vào khách đi theo đoàn, Vietravel Airlines với lợi thế liên kết chặt chẽ cùng công ty du lịch Vietravel cũng đã ký hợp đồng thỏa thuận với một số đối tác để thực hiện các chuyến bay thuê chuyến (charter) từ Việt Nam sang Trung Quốc và ngược lại trong thời gian sắp tới.

Cụ thể, hãng sẽ tập trung vào các chặng bay kết nối một số thành phố lớn của Trung Quốc với thành phố Nha Trang, Khánh Hòa: Hàng Châu (HGH)-Cam Ranh (CRX), Thường Châu (CZX)-Cam Ranh (CRX), Côn Minh (KMG)-Cam Ranh (CRX).

Sự kiện này cũng mở ra nhiều cơ hội và thách thức mới đối với thị trường hàng không tại Việt Nam. Sự cạnh tranh giữa các hãng hàng không trong nước và quốc tế là rất lớn khi Vietnam Airlines đã có kế hoạch tăng tần suất các chuyến bay, đồng thời khôi phục 9 trên 10 đường bay kết nối Việt Nam và Trung Quốc trong tháng 4/2023.


*Vtv.vn (14/3): Gói hỗ trợ lãi suất 2% chậm giải ngân vì doanh nghiệp “ngại” thanh tra

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, việc triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2% "rất chậm", khi đến cuối 2022 mới đạt 134 tỷ đồng.

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, việc triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2% "rất chậm", khi đến cuối 2022 mới đạt 134 tỷ đồng.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng vừa có văn bản trả lời kiến nghị cử tri tỉnh Bình Thuận phản ánh việc gặp khó khăn liên quan đến vay vốn hỗ trợ lãi suất 2%. Theo Thống đốc, thực hiện Nghị quyết 43/2022 của Quốc hội, Chính phủ ban hành Nghị định 31/2022 về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh.

Nhiều giải pháp được Ngân hàng Nhà nước đưa ra, hướng dẫn các ngân hàng thương mại triển khai gói hỗ trợ này. Khẳng định đây là chính sách mà ngành ngân hàng triển khai đồng bộ với tinh thần quyết liệt, khẩn trương nhất từ trước đến nay, nhưng lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước thừa nhận kết quả thực hiện gói này thấp, chưa được như kỳ vọng.

Nguyên nhân có nhiều như bối cảnh nền kinh tế đã khác so với khi đề xuất xây dựng chương trình phục hồi kinh tế và phát triển kinh tế - xã hội. Mặt khác, là do tâm lý e ngại của khách hàng và ngân hàng thương mại với các thủ tục thanh tra, kiểm toán sau này; cũng như e ngại khi đánh giá "khả năng phục hồi" của khách hàng.

Để tháo gỡ vướng mắc liên quan đến quy định đánh giá khách hàng "có khả năng phục hồi", Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết Ngân hàng Nhà nước đã có phương án xử lý, sửa đổi Nghị định 31 và ngành ngân hàng quyết tâm thực hiện chương trình này.

Tuy nhiên, theo khảo sát thực tế từ ngân hàng thương mại và khách hàng, mức độ hấp thụ, giải ngân và kết quả hỗ trợ lãi suất vẫn phụ thuộc lớn vào tâm lý khách hàng, họ không muốn tham gia hỗ trợ lãi suất.

Trước đó, theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, việc triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2% "rất chậm", khi đến cuối 2022 mới đạt 134 tỉ đồng. Dự kiến năm nay gói này giải ngân thêm được 2.345 tỉ đồng. Như vậy, sẽ còn dư 37.521 tỉ đồng dự kiến không giải ngân hết.

 

* Chinhphu.vn  (13/3): WB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,3%, còn nhiều dư địa phát triển

Theo báo cáo Điểm lại của Ngân hàng Thế giới (WB) được công bố ngày 13/3, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được dự báo đạt 6,3% trong năm 2023. Đáng chú ý, WB cho rằng không giống nhiều quốc gia khác, Việt Nam còn dư địa để triển khai các biện pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng.

Nhiều áp lực ảnh hưởng tăng trưởng

Bà Dorsati Madani, chuyên gia kinh tế cao cấp WB phân tích, kinh tế Việt Nam đã phục hồi mạnh mẽ vào năm 2022, với mức tăng trưởng đạt 8%, vượt mức trung bình 7,1% trong giai đoạn 2016-2019. Sự tăng trưởng này một phần là do hiệu ứng cơ sở thấp, được thúc đẩy bởi phục hồi của tiêu dùng cá nhân trong nước sau đại dịch COVID-19 và hoạt động mạnh mẽ trong sản xuất định hướng xuất khẩu. 

Do tác động trong nước và bên ngoài, tốc độ tăng trưởng GDP dự kiến sẽ chậm lại ở mức 6,3% vào năm 2023. Tốc độ tăng trưởng của ngành dịch vụ sẽ ở mức vừa phải khi các tác động từ hậu COVID-19 giảm dần. Động lực tăng trưởng chính sẽ là nhu cầu trong nước, có thể bị ảnh hưởng bởi lạm phát ước tính cao hơn (trung bình 4,5%) vào năm 2023. Với nhu cầu bên ngoài yếu hơn, đóng góp của xuất khẩu ròng sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng. Nền kinh tế dự kiến sẽ được hưởng lợi việc thực hiện một phần Chương trình hỗ trợ kinh tế 2022-2023. Một chính sách tiền tệ linh hoạt—phối hợp chặt chẽ với các mục tiêu của chính sách tài khóa—sẽ giúp kiểm soát lạm phát trong nước.

Nắm bắt xu hướng tăng trưởng mới

Bên cạnh dự báo về tăng trưởng, chuyên đề đặc biệt của WB về khu vực dịch vụ của Việt Nam chỉ ra 4 nội dung cải cách có thể giúp mở ra tiềm năng để khu vực này đem lại thêm nhiều việc làm và tạo thêm nhiều giá trị gia tăng. Để có thể hoàn thành mục tiêu trở thành nền kinh tế thu nhập cao vào năm 2045, Việt Nam cần khai thác hiệu quả hơn nữa khu vực dịch vụ đa dạng để duy trì tăng trưởng năng suất bền vững. Điều đó bao hàm phải thực hiện những cải cách nhằm nâng cao năng suất khu vực dịch vụ và đóng góp liên ngành để phục vụ tăng trưởng năng suất trong các lĩnh vực công nghiệp chế tạo chế biến và nông nghiệp. Chuyên gia của WB nhấn mạnh, khu vực dịch vụ của Việt Nam đang có đóng góp ngày càng lớn cho nền kinh tế, đồng thời thu hút ngày càng nhiều lao động, năng suất lao động cũng đang tăng lên.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, kết quả đạt được của Việt Nam trong khu vực dịch vụ còn chưa bắt nhịp được với các quốc gia so sánh như Malaysia, Philippines và Indonesia. Kim ngạch xuất khẩu của những lĩnh vực dịch vụ giàu hàm lượng tri thức và đòi hỏi kỹ năng cao, được gọi là "dịch vụ đổi mới sáng tạo toàn cầu", chỉ chiếm 9% tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ. Trong khi, các lĩnh vực đó chỉ đóng góp 6,4% việc làm trong toàn khu vực dịch vụ, bao gồm công nghệ thông tin-truyền thông, tài chính và dịch vụ hành nghề chuyên môn, là những lĩnh vực dịch vụ có năng suất cao nhất trong nền kinh tế.

Nguyên nhân ảnh hưởng đến năng suất bao gồm quy mô doanh nghiệp còn nhỏ, những rào cản về thương mại dịch vụ, tỉ lệ áp dụng công nghệ thấp, thiếu kết nối với các ngành, lĩnh vực khác. Điều đó cho thấy còn nhiều điều cần được cải thiện thông qua các hành động chính sách phù hợp. Để đẩy nhanh tăng trưởng trong khu vực này, Việt Nam cần cân nhắc các giải pháp như: Xóa bỏ rào cản về thương mại và đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực này và triển khai cải cách để đẩy mạnh cạnh tranh cũng như khả năng tiếp cận tài chính cho các doanh nghiệp trong nước; khuyến khích áp dụng công nghệ và đổi mới sáng tạo từng bước về sản phẩm và quy trình; tăng cường năng lực và kỹ năng làm việc cho cả người lao động và cán bộ quản lý; tập trung vào những dịch vụ có khả năng thúc đẩy tăng trưởng hơn nữa ở những ngành, lĩnh vực khác, cụ thể là các lĩnh vực chế tạo chế biến.

 

QUẢN LÝ

* Chinhphu.vn (15/3): Tỉnh thứ 5 hoàn thành xây dựng nông thôn mới: Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn

Hải Dương là một trong 5 tỉnh đầu tiên trong cả nước được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2010-2020 theo Quyết định số 358/QĐ-TTg ngày 16/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ.

Đến nay, 100% các xã đã đạt chuẩn NTM; 43/178 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 4 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Trong giai đoạn 2011-2021, tổng kinh phí để thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh là 58.400 tỷ đồng, kinh phí hỗ trợ từ nguồn ngân sách chỉ chiếm 20,1%, còn lại là nguồn vốn đóng góp của nhân dân và hỗ trợ của doanh nghiệp.

Hạ tầng kinh tế, xã hội nông thôn đã có những đổi thay vượt bậc, ngày càng đồng bộ, khang trang. Tỉ lệ hộ sử dụng điện từ nguồn điện lưới quốc gia đạt 100%.

Các chương trình, đề án phát triển sản xuất nông nghiệp được triển khai có hiệu quả và được người dân, doanh nghiệp hưởng ứng tích cực, đã góp phần giải quyết việc làm cho lao động, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn.  Năm 2022, thu nhập người dân nông thôn tăng 3,77 lần so với năm 2010; tỉ lệ hộ nghèo năm 2022 đạt 1,69% (năm 2010 là 12,2%).

Hải Dương đặt mục tiêu đến năm 2025, có 107 xã, chiếm 60% số xã đạt chuẩn NTM nâng cao; có 36 xã, chiếm 20% xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Xây dựng 3 huyện đạt chuẩn NTM nâng cao và thu nhập hình quân người dân nông thôn đạt từ 76-80 triệu đồng/người/năm. Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí, bảo đảm sau khi rà soát 100% số xã đạt các chỉ tiêu, tiêu chí xã NTM kiểu mẫu giai đoạn 2021-2025 và hướng tới xây dựng NTM thông minh. Đối với những xã đạt chuẩn NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu có đủ điều kiện nâng cấp lên đô thị, đồng thời nằm trong chương trình phát triển đô thị, tiếp tục triển khai, thực hiện xây dựng xã NTM gắn với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa.

 

* Chinhphu.vn (15/3): Bộ GTVT đề xuất xe quá hạn đăng kiểm 15 ngày được đi kiểm định

Bộ GTVT vừa trình Chính phủ ban hành Nghị quyết về việc thực hiện các giải pháp cấp bách trong việc bảo đảm đăng kiểm xe cơ giới, đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp.

Để khẩn trương tháo gỡ khó khăn trong đăng kiểm xe, trong tờ trình gửi Chính phủ, Bộ GTVT kiến nghị Chính phủ và Thủ tướng ban hành nghị quyết cho phép áp dụng ngay một số quy định liên quan đến đăng kiểm viên và số lượng xe được kiểm định của đơn vị đăng kiểm, nhằm nhanh chóng bù đắp năng lực kiểm định bị thiếu hụt hiện nay cho đến khi sửa đổi nghị định 139/2018/NĐ-CP về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới.

Cụ thể, kiến nghị Chính phủ cho phép sử dụng lực lượng cán bộ kiểm định (đã được Bộ Công an, Bộ Quốc phòng cấp chứng chỉ nghiệp vụ và được sử dụng như đăng kiểm viên xe cơ giới), cơ sở vật chất của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng tham gia kiểm định xe cơ giới tại các trung tâm đăng kiểm dân sự trong trường hợp cấp bách.

Cho phép xe quá hạn 15 ngày được đăng kiểm

Cho phép các xe quá hạn đăng kiểm trong vòng 15 ngày được phép di chuyển đến các đơn vị đăng kiểm để thực hiện kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định (các xe này không được chở người, hàng hóa, kinh doanh vận tải).

Cho phép các cơ sở bảo hành, bảo dưỡng chính hãng của các nhà sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu ô tô đã được cấp giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng theo quy định và đáp ứng được các yêu cầu về trang thiết bị theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đơn vị đăng kiểm xe cơ giới được phép hoạt động kiểm định ô tô nhằm tận dụng tối đa các nguồn lực xã hội phục vụ công tác kiểm định xe, góp phần giải tỏa ách tắc hoạt động kiểm định xe, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.

Áp dụng mỗi đơn vị 1 đăng kiểm viên bậc cao

Bộ GTVT kiến nghị cho phép áp dụng mỗi đơn vị đăng kiểm bố trí 1 đăng kiểm viên bậc cao, mỗi dây chuyền kiểm định phải bố trí đăng kiểm viên có đủ năng lực thực hiện được đầy đủ các công đoạn kiểm tra thay cho quy định hiện hành (mỗi dây chuyền kiểm định phải có tối thiểu 3 đăng kiểm viên, trong đó có ít nhất một đăng kiểm viên xe cơ giới bậc cao).

Việc áp dụng quy định mới này sẽ sử dụng, khai thác tối đa được năng lực của các đơn vị đăng kiểm mà vẫn đảm bảo chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định.

Không khống chế lượng xe được đăng kiểm trong ngày

Bộ GTVT cũng đề nghị không áp dụng quy định khống chế số lượng xe được cấp giấy chứng nhận kiểm định trong ngày (tính trong 8 giờ làm việc) như hiện nay (1 đăng kiểm viên kiểm tra 1 xe trên dây chuyền kiểm định thì số lượng xe không quá 20 xe; nhiều đăng kiểm viên cùng kiểm tra 1 xe trên dây chuyền kiểm định thì số lượng xe không quá 20 lần số lượng đăng kiểm viên; không quá 90 xe đối với một dây chuyền kiểm định loại I, không quá 70 xe đối với 1 dây chuyền kiểm định loại II).

 

* Chinhphu.vn (15/3): Đề xuất bổ sung các trường hợp bị tinh giản biên chế

Tại dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 108/2014/NĐ-CP, Nghị định 113/2018/NĐ-CP và Nghị định 143/2020/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế, Bộ Nội vụ đề xuất bổ sung các trường hợp bị tinh giản biên chế.

Bộ Nội vụ đề xuất bỏ 3 đối tượng bị tinh giản biên chế như sau:

1- Lao động hợp đồng.

2- Chủ tịch công ty, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng, kiểm soát viên trong các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước hoặc do tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội làm chủ sở hữu (không bao gồm Tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, kế toán trưởng làm việc theo chế độ hợp đồng lao động).

3- Người làm việc trong biên chế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao tại các hội.

Sửa đổi trường hợp chưa giải quyết tinh giản biên chế 

Về các trường hợp chưa giải quyết tinh giản biên chế, tại Nghị định số 108/2014/NĐ-CP quy định chưa xem xét giải quyết tinh giản biên chế đối với các trường hợp đang bị ốm đau, đang mang thai, nghỉ thai sản và nuôi con dưới 36 tháng để nhằm bảo vệ quyền lợi đối với cán bộ, công chức, viên chức.

Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện, nhiều cá nhân có nguyện vọng tinh giản biên chế vì họ không đủ sức khỏe để làm việc.

Theo đó, dự thảo đề nghị sửa đổi, nội dung này theo hướng chưa xem xét giải quyết tinh giản biên chế đối với các trường hợp này, trừ trường hợp cá nhân tự nguyện tinh giản biên chế.

Bổ sung các trường hợp tinh giản biên chế

Đối với các trường hợp tinh giản biên chế, dự thảo đề nghị bổ sung trường hợp là cán bộ, công chức, viên chức trong thời gian bị kỷ luật một trong các hình thức khiển trách hoặc cảnh cáo, tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý cho phù hợp chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Thông báo số 20-KL/TW.

Đối với trường hợp cán bộ, công chức, viên chức chưa đạt trình độ đào tạo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ quy định đối với vị trị việc làm đang đảm nhiệm, dự thảo đề nghị chỉ áp dụng quy định này đối với công chức, viên chức;

Riêng đối với cán bộ thì trong Đề án nhân sự để giới thiệu bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm nhân sự của mỗi nhiệm kỳ đã xác định rõ tiêu chuẩn, cơ cấu, số lượng và nhân sự cụ thể đề nghị không đặt vấn đề tinh giản biên chế đối với cán bộ chưa đạt chuẩn trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ.

 

*Vtv.vn (15/3): Đình chỉ hoạt động phát triển thuê bao mới đối với nhà mạng vi phạm

Cục Viễn thông đề nghị các doanh nghiệp thực hiện một số nội dung để đáp ứng mục tiêu đến ngày 31/3 tất cả thuê bao đang hoạt động phải có thông tin đầy đủ, chính xác.

Ngày 14/3, Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có công văn gửi các doanh nghiệp viễn thông di động về triển khai giải pháp bảo đảm thuê bao phát triển mới, thuê bao được chuẩn hóa có thông tin đúng quy định.

Theo đó, để đáp ứng mục tiêu đến ngày 31/3/2023, tất cả thuê bao đang hoạt động phải có thông tin đầy đủ, chính xác, trùng khớp, Cục Viễn thông đề nghị các doanh nghiệp thực hiện một số nội dung sau:

Công bố, đăng tải trên trang thông tin điện tử (website) của doanh nghiệp danh sách các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông theo từng tỉnh, thành phố theo quy định tại Điểm a, Khoản 8, Điều 1 Nghị định 49/2017/NĐ-CP. Đồng thời, gửi danh sách này tới Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố để phối hợp giám sát, kiểm tra. Hoàn thành xong ngày 15/3/2023.

Rà soát ban hành, cập nhật các quy trình, quy định của doanh nghiệp về phát triển, đăng ký thông tin thuê bao, bảo đảm tuân thủ quy định tại Nghị định 49/2017/NĐ-CP, cam kết của doanh nghiệp với Bộ Thông tin và Truyền thông cũng như các yêu cầu tại văn bản chỉ đạo của Cục. Tổ chức phổ biến, quán triệt các nội dung có liên quan tới các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông, các nhân viên trực tiếp thực hiện đăng ký, phát triển, chuẩn hóa thông tin thuê bao, bảo đảm các thuê bao phát triển mới, thuê bao được chuẩn hóa phải có thông tin đầy đủ, chính xác, trùng khớp.

Cục Viễn thông sẽ phối hợp với các Sở Thông tin và Truyền thông để giám sát, kiểm tra việc tổ chức thực hiện của các doanh nghiệp, đặc biệt với việc phát triển thuê bao mới, báo cáo lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông xử lý nghiêm, bao gồm việc đình chỉ hoạt động phát triển thuê bao mới đối với doanh nghiệp vi phạm, đặc biệt là các hành vi cung cấp dịch vụ cho thuê bao phát triển mới có thông tin không đầy đủ hoặc không chính xác, bán - lưu thông trên thị trường SIM đã được nhập sẵn thông tin thuê bao, kích hoạt sẵn dịch vụ di động cho SIM thuê bao…

Cục Viễn thông yêu cầu nhà mạng nghiêm túc thực hiện và báo cáo kết quả trước ngày 17/3/2023.

 

*Vtv.vn (14/3): Chỉ 56% học sinh Hà Nội có suất vào trường THPT công lập năm học 2023-2024

Năm học 2023-2024, Hà Nội sẽ tuyển khoảng 72.000 học sinh vào lớp 10 các trường THPT công lập, chiếm 55,7% tổng số học sinh đăng ký dự tuyển.

Cụ thể, năm học 2022-2023, dự kiến toàn thành phố có 129.210 học sinh dự xét công nhận tốt nghiệp Trung học Cơ sở. Thực hiện công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp Trung học Cơ sở, năm học 2023-2024, Hà Nội dự kiến tuyển vào lớp 10 các trường Trung học Phổ thông khoảng 102.000 học sinh. Trong đó, tuyển vào lớp 10 trường công lập khoảng 72.000 học sinh, tăng khoảng 1.000 học sinh so với năm học 2022-2023; tuyển vào lớp 10 trường công lập tự chủ và tư thục khoảng 30.000 học sinh; tuyển vào trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên khoảng 10.000 học viên; tuyển vào các cơ sở Giáo dục nghề nghiệp khoảng 17.210 học sinh.

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đặt mục tiêu tổ chức tuyển sinh lớp 10 năm học 2023-2024 theo đúng quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đảm bảo chính xác, công bằng, khách quan; 100% học sinh đã tốt nghiệp Trung học Cơ sở có nguyện vọng tiếp tục đi học đều được tuyển vào các trường Trung học Phổ thông, các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và cơ sở Giáo dục nghề nghiệp.

Kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội nêu rõ, phương thức tuyển sinh vào lớp 10 trường Trung học Phổ thông công lập không chuyên ở Hà Nội năm học 2023-2024 là thi tuyển. Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội sẽ tổ chức một kỳ thi chung vào trong hai ngày 10 và 11/6 cho tất cả các trường Trung học Phổ thông công lập với 3 bài thi độc lập gồm: Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ. Với bài thi Ngoại ngữ, thí sinh đăng ký 1 trong các thứ tiếng: Anh, Pháp, Đức, Nhật, Hàn (thí sinh được đăng ký thi thứ tiếng ngoại ngữ khác với thứ tiếng ngoại ngữ đang học tại trường Trung học Cơ sở).

 

* Vov.vn (13/3): Đồng Nai cấm cán bộ can thiệp vào quá trình xử lý sai phạm đất đai, xây dựng

Văn phòng Tỉnh uỷ Đồng Nai vừa ban hành văn bản thông báo kết luận của ông Nguyễn Hồng Lĩnh - Bí thư Tỉnh uỷ về tình hình quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn.

Theo đó, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai yêu cầu tăng cường công tác thanh tra, giám sát, xử lý nghiêm minh để răn đe, phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời phát sinh mới các sai phạm và xử lý các trường hợp sai phạm tồn động. Trong đó, lưu ý quá trình xử lý các trường hợp vi phạm có liên quan đến tập thể, cá nhân cán bộ, công chức. Nghiên cứu thời gian tái giám sát phù hợp để xem xét trách nhiệm tập thể, cá nhân không triển khai thực hiện hoặc triển khai chậm, kéo dài các kết luận.

Ông Nguyễn Hồng Lĩnh yêu cầu, nâng cao tinh thần thượng tôn pháp luật, nghiêm cấm cán bộ công chức can thiệp, tác động vào quá trình xử lý sai phạm về đất đai, xây dựng. Bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ có trách nhiệm, đủ năng lực, đáp ứng yêu cầu trong thực thi nhiệm vụ, thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về quy hoạch, đất đai, xây dựng; thường xuyên động viên, nâng cao ý thức của cán bộ, công chức, không buông lỏng công tác quản lý để xảy ra sai phạm.

Liên quan đến các vụ việc sai phạm lớn, ông Lĩnh yêu cầu Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo, đề xuất giải pháp xử lý từng trường hợp cụ thể. Ban Nội chính tỉnh rà soát, tham mưu Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí tỉnh xử lý hiệu quả các vụ việc trong diện theo dõi, nhằm hạn chế lãng phí nguồn lực đất đai, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.

Trước đó, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai có buổi báo cáo kết quả giám sát về tình hình quản lý và sử dụng đất đai, xây dựng trái phép giai đoạn 2018 – 2021. Tại cuộc họp, ông Nguyễn Hồng Lĩnh yêu cầu công chức được phân công xử lý sai phạm phải nghiêm minh, nghiêm túc: "Nếu công chức được phân công xử lý sai phạm mà không chuẩn chỉ thì công chức đó bị xử lý sai phạm. Nếu bắt tay để gây ra sai phạm thì phải hình sự luôn chứ không phải chỉ xử lý về đảng, xử lý về hành chính".

 

*Vtc.vn (13/3): Hàng triệu thuê bao di động sai thông tin sẽ bị khóa liên lạc từ 31/3

Cả Viettel, VinaPhone, MobiFone đều hơn 1 triệu thuê bao di động có thông tin chưa khớp với cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia.

Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT), cho biết đến ngày 31/3, các thuê bao hoạt động đều sẽ phải có thông tin đúng quy định và trùng khớp với thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Trong 2 ngày tới, các thuê bao có thông tin chưa trùng khớp sẽ tiếp tục nhận được tin nhắn cảnh báo từ nhà mạng.

Đại diện nhà mạng Viettel cho biết còn 1,3 triệu thuê bao chưa trùng khớp thông tin với cơ sở dữ liệu quốc gia. Với VNPT, con số này là 1,1 triệu và MobiFone là 1,4 triệu.

Theo các quy định liên quan, nhà mạng sẽ nhắn tin cho thuê bao chưa đáp ứng yêu cầu thông tin 5 lần, mỗi ngày một lần trong 5 ngày liên tiếp.

Kể từ khi nhận thông báo, chủ thuê bao có 15 ngày để cập nhật thông tin trước khi bị khóa liên lạc một chiều. Nếu vẫn tiếp tục chưa cập nhật, 15 ngày sau nữa, thuê bao sẽ bị khóa liên lạc 2 chiều. 60 ngày kể từ khi nhận được thông báo đầu tiên mà chưa cập nhật thông tin, thuê bao sẽ bị ngừng hợp đồng.

Đại diện nhà mạng VinaPhone cho biết nếu không các chủ thuê bao không cập nhật thông tin khi được yêu cầu, việc khóa liên lạc sắp tới của các nhà mạng sẽ ảnh hưởng đến một số lượng lớn khách hàng.

Cục trưởng Viễn thông lưu ý mốc thời gian 31/3 là thách thức đối với các nhà mạng, và kêu gọi người sử dụng thuê bao hợp tác khi nhận được thông báo từ nhà mạng qua hình thức tin nhắn hoặc cuộc gọi.

 

*Chinhphu.vn (13/3): Bộ Chính trị chỉ đạo thực hiện chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW

Chuẩn bị nguồn lực, có lộ trình phù hợp thực hiện chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII. Nghiên cứu, ban hành chính sách ưu đãi để phát hiện, thu hút, trọng dụng nhân tài vào làm việc trong hệ thống chính trị.

Bộ Chính trị vừa có thông báo số 50-KL/TW Kết luận về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả". 

Đạt được nhiều kết quả quan trọng, tạo chuyển biến tích cực trong đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy

Về cơ bản, đã hoàn thành các mục tiêu đề ra đến năm 2021, nhất là sắp xếp, kiện toàn một số tổ chức và cơ cấu lại tổ chức bên trong, giảm cấp trung gian, giảm đầu mối cấp tổng cục, cấp vụ, cấp phòng, đội; rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, mối quan hệ công tác của các đơn vị, tổ chức, khắc phục nhiều nội dung chồng chéo chức năng, nhiệm vụ theo nguyên tắc một cơ quan thực hiện nhiều việc và một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì, chịu trách nhiệm chính; giảm cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhất là cấp phó và cán bộ giữ chức vụ hàm.

Việc thực hiện thí điểm một số mô hình đã làm rõ thêm lý luận và thực tiễn về tổ chức bộ máy. Tinh giản biên chế vượt mục tiêu đề ra, tiết kiệm được ngân sách nhà nước.  

Kết quả thực hiện Nghị quyết 18 góp phần khắc phục một số hạn chế về hiệu lực, hiệu quả hoạt động của tổ chức bộ máy, hoàn thiện mô hình tổng thể hệ thống chính trị, tạo nền tảng tiếp tục thực hiện hiệu quả Nghị quyết 18 đến năm 2030.

Chính sách tiền lương, thu hút, trọng dụng người có đức, có tài chậm được cụ thể hóa

Tuy nhiên, nhận thức, trách nhiệm của một số cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, người đứng đầu ở một số cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương chưa đầy đủ, sâu sắc, quyết tâm thực hiện chưa cao, còn máy móc, chưa gắn với nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động; chưa gắn sắp xếp tổ chức bộ máy với tính giản biên chế theo vị trí việc làm và cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thu hút nhân tài.

Chức năng, nhiệm vụ của một số cơ quan, tổ chức vẫn còn trùng lặp, chồng chéo, chưa phù hợp, làm giảm hiệu lực, hiệu quả hoạt động. 

Một số chủ trương mới như chính sách tiền lương, thu hút, trọng dụng người có đức, có tài vào làm việc trong hệ thống chính trị chậm được cụ thể hóa, một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức có năng lực chuyển sang khu vực tư.

Chậm khắc phục sai phạm trong tuyển dụng, bổ nhiệm; chưa làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân để xảy ra sai phạm. 

Chưa kịp thời sơ kết, tổng kết, biểu dương, khen thưởng tổ chức, cá nhân thực hiện có hiệu quả; cũng như chưa xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân không hoặc thực hiện không đúng quy định, không đạt mục tiêu Nghị quyết 18.

Nguyên nhân của hạn chế, bất cập là do Nghị quyết 18 có nhiều nội dung khó, phức tạp, nhạy cảm, tác động trực tiếp, toàn diện đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hệ thống chính trị; một số cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, người đứng đầu chưa chủ động, còn trông chờ, ỷ lại cấp trên. 

Một số nội dung của Nghị quyết 18 chưa được thể chế hóa kịp thời; chưa thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc, chấn chỉnh những hạn chế trong quá trình thực hiện Nghị quyết 18.

 

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH

*Vietbao.vn (15/3): Đề nghị khai trừ Đảng Chánh Thanh tra tỉnh Lâm Đồng

Ông Nguyễn Ngọc Án, Chánh Thanh tra tỉnh Lâm Đồng vừa bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về hành vi nhận hối lộ.

Ngày 15/3, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lâm Đồng tổ chức cuộc họp xem xét đề nghị thi hành kỷ luật đảng viên đối với ông Nguyễn Ngọc ÁnhChánh Thanh tra tỉnh.

Ông Ánh là đảng viên, đang sinh hoạt tại Chi bộ Thanh tra tỉnh Lâm Đồng, thuộc Đảng bộ Khối các Cơ quan tỉnh Lâm Đồng.

Tại cuộc họp, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lâm Đồng thống nhất đề nghị Trung ương khai trừ khỏi Đảng đối với ông Nguyễn Ngọc Ánh.

Trước đó, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (Bộ Công an) khởi tố, bắt tạm giam ông Nguyễn Ngọc Ánh do có những sai phạm liên quan đến kết luận của Thanh tra Chính phủ tại dự án xây dựng khu đô thị thương mại, du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái tại huyện Đức Trọng (Lâm Đồng).

Theo thông tin ban đầu, năm 2020, Thanh tra Chính phủ đã công bố kết luận thanh tra việc quản lý, sử dụng đất đai và đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Trong đó, Thanh tra Chính phủ cũng kiến nghị chấm dứt hoạt động, thu hồi đất dự án tại huyện Đức Trọng.

Tuy nhiên năm 2021, Thanh tra Chính phủ đã ra thông báo sửa một số nội dung kết luận trước đó, đồng thời kiến nghị tỉnh Lâm Đồng không thu hồi dự án.

Sau đó, tỉnh Lâm Đồng hướng dẫn doanh nghiệp làm thủ tục xin giãn tiến độ, tiếp tục thực hiện dự án.

 

*Vtv.vn (15/3): Khởi tố nguyên Phó Chi cục Thuế và nguyên Chủ tịch UBND xã ở huyện Thường Xuân, Thanh Hóa

Ngày 15/3, Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và buôn lậu đã thi hành quyết định khởi tố bị can, áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với ông Nguyễn Chí Thành, nguyên Phó Chi cục trưởng Chi cục Thuế huyện Thường Xuân; khởi tố bị can đối với ông Vũ Ngọc Nam, nguyên Chủ tịch UBND xã Ngọc Phụng (huyện Thường Xuân) vì tội lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ.

Theo báo cáo của Cơ quan Cảnh sát điều tra: Ngày 3/6/2014, với vai trò là Phó Chi cục trưởng Chi cục thuế huyện Thường Xuân, sau khi nhận được chỉ đạo của ông Cầm Bá Xuân lúc đó là Chủ tịch UBND huyện Thường Xuân, Nguyễn Chí Thành đã ký vào biên bản kiểm tra, xác định giá đất để thực hiện chuyển mục đích sử dụng 5000m2 đất từ đất rừng sản xuất sang đất ở nông thôn cho Thiều Quang Thực và Lê Đình Bình, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 1,3 tỷ đồng. 

Đối với Vũ Ngọc Nam, từ tháng 1 đến tháng 6/2014 đã liên tiếp ký, đóng dấu xác nhận vào các tờ trình đề nghị thẩm định, phê duyệt điều chỉnh quy hoạch, đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất và biên bản kiểm tra, xác định giá đất để làm nghĩa vụ tài chính 5000m2 đất cho Thiều Quang Thực và Lê Đình Bình. 

Xét thấy hành vi của Nguyễn Chí Thành và Vũ Ngọc Nam đã phạm vào tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, quy định tại khoản 3 Điều 356 Bộ luật Hình sự 2015 và là đồng phạm trong vụ án tham nhũng có liên quan đến ông Cầm Bá Xuân, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh, nguyên Phó Bí thư Huyện ủy, nguyên Chủ tịch UBND huyện Thường Xuân nên cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thanh Hóa đã ra Quyết định khởi tố bị can và áp dụng các biện pháp ngăn chặn để điều tra, làm rõ các sai phạm của 2 đối tượng này.

 

*Tienphong.vn (14/3): Tiến hành kỷ luật Đảng đối với đại biểu HĐND Quảng Nam đánh nhân viên sân golf

Chiều 14/3, lãnh đạo Ủy ban Kiểm tra Thị ủy Điện Bàn (Quảng Nam) cho biết, liên quan đến vụ ông Nguyễn Viết Dũng đánh nhân viên sân golf, đơn vị đã chỉ đạo chi bộ nơi ông Nguyễn Viết Dũng sinh hoạt tiến hành họp xem xét các bước kỷ luật về mặt Đảng.

Ông Dũng hiện là đại biểu HĐND tỉnh, đảng viên, Bí thư Chi bộ đảng Công ty CP Tập đoàn Đất Quảng

Ông Trịnh Cường - Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thị ủy Điện Bàn thông tin, sau khi Công an quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng kết luận vụ việc, Thị ủy đã chỉ đạo cho Chi bộ Công ty CP Tập đoàn Đất Quảng vào cuộc thẩm tra, đồng thời hướng dẫn tiến hành các bước kỷ luật ông Nguyễn Viết Dũng theo quy định. Hiện Chi bộ công ty này đang triển khai các bước.

Theo ông Cường, hành vi của ông Nguyễn Viết Dũng vi phạm vào điều 54 Quy định số 69 của BCH Trung ương Đảng là "vi phạm quy định về đạo đức, nếp sống văn minh". Theo đó, người này sẽ phải chịu các mức kỷ luật gồm khiển trách và tự nguyện xin thôi chức vụ (trong trường hợp này là Bí thư Chi bộ) với lý do không còn đủ uy tín cá nhân. Cảnh cáo hoặc cách chức nếu có chức vụ.

Mới đây, ông Nguyễn Viết Dũng đã có đơn xin thôi chức Bí thư Chi bộ Công ty CP Tập đoàn Đất Quảng. Tuy nhiên, Thị ủy Điện Bàn quyết định chưa xem xét đơn này và sẽ xem xét sau khi có kết luận về cuộc họp kỷ luật đảng viên của Chi bộ công ty.

Trước đó, Tiền Phong thông tin, ngày 6/12/2022, nhóm 4 người, trong đó có ông Nguyễn Viết Dũng chơi golf trên sân BRG Đà Nẵng (phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng). Tại đây, ông Dũng đã dùng gậy driver đánh nữ caddie phải đi cấp cứu.

Liên quan vụ việc, Công an quận Ngũ Hành Sơn đã ra quyết định xử phạt hành chính ông Dũng, mức phạt tiền 6,5 triệu đồng vì hành vi đánh người.

 

*Vtc.vn (13/3): Thủ tướng kỷ luật cảnh cáo nguyên Bộ trưởng Mai Tiến Dũng

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký thay Thủ tướng Quyết định 204 về việc thi hành kỷ luật đối với ông Mai Tiến Dũng - nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.

Theo đó, Thủ tướng quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo với ông Mai Tiến Dũng do đã có vi phạm, khuyết điểm trong công tác và Ban Bí thư đã thi hành kỷ luật về Đảng.

Trước đó, ngày 13/1, tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật cảnh cáo đối với ông Mai Tiến Dũng.

Ban Bí thư xác định, ông Dũng với cương vị Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đã thiếu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ tổ chức các chuyến bay đưa công dân về nước trong đại dịch COVID-19, để một số cán bộ Văn phòng Chính phủ tham mưu, đề xuất không đúng kết luận của Thủ tướng, nhận hối lộ, bị khởi tố, bắt tạm giam.

Căn cứ nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm; theo quy định của Đảng về kỷ luật đảng viên vi phạm, Ban Bí thư quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo ông Mai Tiến Dũng.

 

*Vtc.vn (13/3): Khởi tố, bắt tạm giam Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hoà Bình Nguyễn Đồng

Ông Nguyễn Đồng chỉ đạo thực hiện “Dự án xây dựng Hội nghị trực tuyến của Tỉnh ủy Hòa Bình” đã vi phạm gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước hơn 6,2 tỷ đồng.

Ngày 13/3, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hòa Bình ban hành, thi hành quyết định khởi tố và lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Đồng (Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh Hòa Bình nhiệm kỳ 2021 - 2026) về hành vi “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” được quy định tại Khoản 3 Điều 356 Bộ luật hình sự năm 2015.

Các quyết định, lệnh trên đã được VKSND tỉnh Hòa Bình phê chuẩn.

Căn cứ hồ sơ vụ án và kết quả điều tra bổ sung, các Cơ quan tố tụng tỉnh Hòa Bình xác định, vào thời điểm năm 2016, ông Nguyễn Đồng với cương vị Chánh Văn phòng Tỉnh ủy Hòa Bình, là người chịu trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo thực hiện “Dự án xây dựng Hội nghị trực tuyến của Tỉnh ủy Hòa Bình” đã vi phạm, gây hậu quả thiệt hại cho ngân sách của nhà nước với tổng số tiền là hơn 6,2 tỷ đồng.

Liên quan vụ án này, trước đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố bị can, bắt tạm giam 7 người về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” quy định tại Khoản 3 Điều 356 Bộ luật Hình sự năm 2015, gồm: Đỗ Hữu Tiệp, Trưởng phòng Quản trị, Văn phòng Tỉnh ủy Hòa Bình; Trần Mạnh Cường, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần PTC Việt Nam; Đặng Việt Cường, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần đầu tư P&T;  Nguyễn Xuân Thiện, Giám đốc kinh doanh Công ty Cổ phần đầu tư P&T; Nguyễn Việt Cường, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư và phát triển Bưu điện Hà Nội; Nghiêm Xuân Dũng, Giám đốc; Đào Tiến Dũng, Cộng tác viên Công ty TNHH kiểm toán định giá và tư vấn tài chính Việt Nam.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hòa Bình đang tiếp tục điều tra làm rõ vụ án để xử lý theo quy định pháp luật.

 

* Vnexpress.net (13/3): Giám đốc Sở Y tế Kiên Giang bị thôi chức

HĐND tỉnh Kiên Giang đồng ý ông Hà Văn Phúc thôi chức Giám đốc Sở Y tế do để xảy ra sai phạm trong đấu thầu, mua sắm sinh phẩm, kit xét nghiệm Covid-19.

Quyết định được đại biểu HĐND tỉnh đưa ra ở phiên họp ngày 13/3. Ông Phúc còn bị miễn nhiệm chức Ủy viên UBND tỉnh, đại biểu HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026.

Động thái của HĐND tỉnh đưa ra sau khi hồi tháng 8/2022 ông Phúc bị kỷ luật cảnh cáo do ký một số văn bản không đúng thẩm quyền; chỉ định mua hóa chất, sinh phẩm, kít xét nghiệm không đúng Luật Đấu thầu; gây lãng phí khi chống dịch; vi phạm quy định đảng viên không được làm.

Trước đó, kết luận của Thanh tra tỉnh chỉ ra sai phạm của Sở Y tế (ký hai hợp đồng trị giá hơn 58 tỷ đồng), CDC tỉnh (hợp đồng gần 790 triệu đồng) khi mua hàng Công ty cổ phần công nghệ Việt Á. Hai đơn vị khi thực hiện dự toán thầu thay vì dùng giá tham chiếu tự thu thập lại sử dụng giá của Công ty Việt Á.

Sở Y tế tỉnh phê duyệt dự toán mua sắm không đúng thẩm quyền, kế hoạch xây lựa chọn nhà thầu không trình UBND tỉnh phê duyệt; giá kit test mua của Việt Á đắt hơn 70.000 đồng mỗi test bán trên thị trường.

 

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH

* Vtv.vn (13/3): Hết tháng 2 mới có 10 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt trên 10%

Theo Bộ Tài chính, đến hết tháng 2/2023, 10 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt trên 10% kế hoạch vốn được giao.

Một số địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt cao gồm: Điện Biên (23,44%); Tiền Giang (trên 21%); Lâm Đồng (20,31%)... Hiện có nhiều bộ, ngành và địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 5%; trong đó có một số bộ chưa giải ngân kế hoạch vốn như: Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ…

Như vậy, tiến độ giải ngân 2 tháng đầu năm mới đạt 6,55% kế hoạch và đạt 6,97% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2022 (đạt tỷ lệ lần lượt là 8,04% và 8,61%).

Đề cập vấn đề này, Bộ Tài chính cho biết, nguyên nhân khiến tiến độ giải ngân chậm được các bộ, ngành, địa phương đưa ra là do vốn trong nước chủ yếu là các dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội chưa hoàn thiện thủ tục đầu tư nên chưa đủ điều kiện để giao chi tiết vốn năm 2023.

Bên cạnh đó, một số địa phương mới giao kế hoạch đợt 1, dự án chưa hoàn thiện thủ tục đầu tư, chưa phân bổ hết vốn đầu tư từ nguồn sử dụng đất, bội chi ngân sách địa phương. Trong tháng 2/2023, các bộ, ngành, địa phương vẫn tập trung triển khai phân bổ chi tiết kế hoạch vốn cho các dự án và đang hoàn thiện thủ tục đầu tư để giải ngân kế hoạch vốn.

 

THẾ GIỚI

*Vtv.vn (15/3): 55 quốc gia trên thế giới đang thiếu nhân viên y tế

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã cảnh báo về tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng nhân viên y tế liên quan tới đại dịch COVID-19.

Báo cáo mới nhất của WHO cho hay, không dưới 55 quốc gia trên thế giới đang phải chật vật đối phó với tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng nhân viên y tế.

Các nước châu Phi bị ảnh hưởng nặng nề nhất, với 37 quốc gia đang đối mặt với tình trạng này.

Thực trạng trên có thể khiến các nước châu Phi khó hoàn thành Chương trình chăm sóc sức khỏe toàn dân trước năm 2030, một cam kết then chốt trong Các mục tiêu Phát triển bền vững của Liên hợp quốc.

Báo cáo cũng nêu rõ, lực lượng nhân viên y tế có xu hướng tìm kiếm các cơ hội việc làm thu nhập cao hơn ở những nước phát triển hơn.       

   

* Nhandan.vn (14/3): Giá thực phẩm cao vẫn "đè nặng" lên người tiêu dùng Pháp

Lạm phát tại Pháp trong tháng 2 vừa qua được ghi nhận ở mức 6,2% so cùng kỳ năm ngoái, trong khi một tháng trước đó nền kinh tế của quốc gia này cũng phải chứng kiến mức tăng là 6,0%. Trong đó, giá cả thực phẩm ghi nhận mức tăng kỷ lục 14,5%.

Tốc độ lạm phát đã tăng nhẹ trở lại tại Pháp vào tháng 2 năm 2023 do giá thực phẩm và dịch vụ tăng nhanh. Theo Viện Thống kê và Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Pháp (INSEE), giá các sản phẩm sẽ tăng trở lại khi kết thúc đợt khuyến mãi giảm giá của mùa đông và chi phí của các ngành dịch vụ cũng sẽ tăng tốc cùng với sự phục hồi của lĩnh vực dịch vụ vận tải.

Kỳ vọng lạm phát sẽ giảm một nửa trong năm nay

Phát biểu trong một chương trình trên kênh BFMTV phát sóng ngày 10/3, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Pháp, ông François Villeroy de Galhau ước tính rằng tình trạng tăng giá sẽ giảm cường độ trong những tháng tới, lạm phát có thể giảm một nửa vào cuối năm nay trước khi quay trở lại mức 2% vào mùa đông năm 2024 hoặc 2025.

Theo Thống đốc, việc “giá năng lượng tăng vẫn là một chủ đề nóng” đối với các công ty. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh rằng, sự cải thiện về giá năng lượng sẽ góp phần rất lớn vào việc kiềm chế lạm phát, vấn đề mà giá cả lương thực-thực phẩm và năng lượng đóng vai trò nguyên nhân chủ yếu hiện nay.

Chia sẻ chung quan điểm với người đứng đầu Ngân hàng Trung ương Pháp, ông Thierry Cotillard, Chủ tịch Tập đoàn Les Mousquetairess, mong muốn chung tay với các nhà phân phối trên toàn quốc nhằm đàm phán với các nhà sản xuất trong việc điều chỉnh lại giá sản phẩm từ tháng 6 trở đi.

Giá cả sản phẩm muốn hợp lý hơn với hầu bao của người tiêu dùng phải đi kèm với mức giảm của chi phí sản xuất, vốn là khâu phụ thuộc rất nhiều vào chi phí nguyên liệu, năng lượng, đóng gói và vận chuyển.

Việc điều chỉnh giá này đòi hỏi mất một thời gian để các chi phí có thể trở nên ổn định hơn. Trong một nỗ lực chung, các nhà phân phối, nhà sản xuất và nhà cung cấp nguồn cung nguyên liệu sẽ từng bước tiến hành các chính sách giá phù hợp hơn để cùng nhau hướng tới mục tiêu kiềm chế lạm phát vào cuối mùa đông năm nay.

 

* Hanoimoi.vn (14/3): Kinh tế Canada đối mặt nhiều rủi ro

Dù nền kinh tế Canada đã phục hồi sau cuộc khủng hoảng do đại dịch Covid-19, song vẫn phải đối mặt với nhiều rủi ro từ lạm phát tăng cao và những bất ổn kinh tế toàn cầu bắt nguồn từ chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine. Nhiều dự báo cho thấy, tốc độ tăng trưởng kinh tế của xứ sở Lá phong có thể chậm lại đáng kể trong năm nay, thậm chí rơi vào suy thoái.

Theo báo cáo của Ngân hàng trung ương Canada (BoC), nền kinh tế nước này sẽ rơi vào trạng thái đình trệ trong nửa đầu năm 2023 và không loại trừ khả năng suy thoái nhẹ. Tương tự với nhiều nền kinh tế khác trên thế giới, vốn đang chịu tác động từ cuộc xung đột tại Ukraine cùng với các lệnh trừng phạt mà Nga và các nước phương Tây đáp trả lẫn nhau, tăng trưởng tại Canada bị kiềm chế bởi chính sách thắt chặt tiền tệ để ngăn chặn đà lạm phát lên cao. Trong bối cảnh như vậy, Canada đã may mắn thoát khỏi tình trạng suy thoái cuối năm 2022 nhờ thị trường việc làm phục hồi mạnh mẽ, tăng đầu tư kinh doanh, nhu cầu đối với các dịch vụ được giải phóng sau khi các hạn chế trong giai đoạn ứng phó đại dịch Covid-19 được gỡ bỏ. Tuy nhiên, hệ lụy do cuộc khủng hoảng năng lượng cùng giá cả tiêu dùng gia tăng buộc BoC phải duy trì lãi suất ở mức cao. Điều này buộc các doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, mức độ tiêu dùng giảm, dẫn đến nguy cơ giảm phát kinh tế gia tăng.

Hiện, Chính phủ liên bang Canada đang cố gắng điều chỉnh chi tiêu trong dự toán ngân sách liên bang năm 2023 để công bố vào ngày 28-3 tới. Dự kiến, trong dự toán ngân sách liên bang 2023 sẽ có nội dung về thỏa thuận tài trợ chăm sóc sức khỏe trị giá 196 tỷ CAD vừa được hoàn tất với các tỉnh và những biện pháp nhằm tăng cường năng lực cho các công ty Canada trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều thách thức bởi thị trường cạnh tranh toàn cầu. Trong đó, thỏa thuận tài trợ chăm sóc sức khỏe sẽ cung cấp 2 tỷ CAD cho các tỉnh và vùng lãnh thổ để tăng cường chi trả đối với Hệ thống thanh toán chuyển khoản y tế nhằm giải quyết tình trạng tồn đọng hay quá tải bệnh nhi trong bệnh viện. Ngoài ra, các công ty sẽ được hỗ trợ để đối phó với những tác động tiêu cực của Đạo luật Giảm lạm phát của Mỹ được đưa ra hồi năm ngoái...

Nhiều chuyên gia tài chính lo ngại, gói hỗ trợ này sẽ đẩy thâm hụt ngân sách dự kiến lên đến 49,1 tỷ CAD trong tài khóa 2022-2023. Điều này khiến gánh nợ thêm chồng chất trong bối cảnh nợ quốc gia của Canada đã tăng từ 628,9 tỷ CAD năm 2015 lên 1.100 tỷ CAD vào năm 2022. Các khoản chi tiêu lớn sẽ tiếp tục nới rộng lỗ hổng ngân sách và khiến nền kinh tế càng thêm lung lay.

 

* Hanoimoi.vn (13/3): Ô nhiễm bụi mịn tăng lên mức nghiêm trọng ở thủ đô Bangkok

Cục Kiểm soát ô nhiễm (PCD) Thái Lan ngày 12-3 cho biết, tình trạng bụi mịn đang ở mức nghiêm trọng tại hơn 50 khu vực của thủ đô Bangkok do thay đổi thời tiết đột ngột kết hợp với khói bụi từ những vụ cháy rừng ở các nước lân cận thổi sang.

Trong tuần này, đặc biệt từ ngày 15 đến 18-3, mức độ bụi có thể sẽ nghiêm trọng hơn khi gió mang theo bụi mịn từ các khu vực bên ngoài thổi vào thủ đô.

Trước tình hình trên, Bộ trưởng Nội vụ Thái Lan Anupong Paojinda cho biết, người dân ở Bangkok có thể được yêu cầu làm việc tại nhà, như đề xuất của tòa thị chính. Biện pháp này cũng làm giảm số lượng phương tiện lưu thông trên đường, nhờ đó giúp giảm bớt tình trạng ô nhiễm.

Bộ trưởng Nội vụ Thái Lan cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải có các biện pháp nghiêm ngặt để giảm ô nhiễm bụi mị n do đốt nương làm rẫy trong rừng và các khu vực canh tác, cũng như các hoạt động công nghiệp và công trình xây dựng.

 

*Vtv.vn (13/3): Nhật Bản bỏ quy định đeo khẩu trang từ 13/3

Nhật Bản bắt đầu nới lỏng quy định về việc đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19.

Đây là nỗ lực mới nhất của chính phủ nước này nhằm bình thường hóa các hoạt động kinh tế - xã hội sau đại dịch.

Văn bản hướng dẫn mới do Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản ban hành nhấn mạnh, kể từ ngày 13/3, việc đeo khẩu trang sẽ được thực hiện dựa trên cân nhắc của từng cá nhân và tôn trọng sự lựa chọn độc lập của từng cá nhân.

Tuy nhiên, một số trường hợp như có triệu chứng mắc COVID-19, có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 hay sống cùng người mắc COVID-19 vẫn được khuyến nghị đeo khẩu trang.

Bên cạnh đó, người dân cũng được khuyến nghị đeo khẩu trang khi đi trên các phương tiện công cộng đông người, đến các cơ sở y tế hoặc các nhà dưỡng lão.

 

*Vtv.vn (13/3): Trung Quốc thực hiện chiến lược dài hơi trong đổi mới, cải cách

Kỳ họp thứ 1, Quốc hội Trung Quốc khóa 14 đã bế mạc sáng nay sau hơn 8 ngày nhóm họp.

Phát biểu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và tân Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường tại phiên bế mạc và buổi họp báo thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Đó không chỉ những quyết sách cho phục hồi nền kinh tế năm 2023, mà còn là chiến lược dài hơi trong đổi mới, cải cách, nâng cao chất lượng tăng trưởng.

Tại phiên bế mạc, kỳ họp đã thông qua 7 dự thảo nghị quyết, quyết định và 1 bộ luật sửa đổi. Ngoài bầu các vị trí lãnh đạo chủ chốt của đất nước, kỳ họp cũng thông qua phương án cải cách cơ cấu Quốc Vụ viện - tức Chính phủ theo hướng tinh gọn, tập trung vào những lĩnh vực then chốt khoa học công nghệ - tài chính.

Phát biểu tại phiên bế mạc, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi nỗ lực tạo ra mô hình phát triển kinh tế mới, đạt được những mục tiêu tự lực, tự cường lớn hơn về khoa học - công nghệ. Đẩy mạnh toàn diện hiện đại hóa quốc phòng và quân đội.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói: "Chúng ta sẽ xây dựng thể chế hoàn chỉnh hơn, đảm bảo tinh thần làm chủ của người dân, thể hiện đầy đủ ý chí, bảo vệ quyền và lợi ích của nhân dân, đồng thời truyền cảm hứng, tạo động lực để người dân sáng tạo, đổi mới trong các vấn đề kinh tế xã hội".

Theo nhiều chuyên gia, Trung Quốc đã chọn mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2023 khoảng 5% để tập trung đưa nhiều giải pháp đẩy mạnh đầu tư cho công nghệ, tạo động lực mới cho tăng trưởng, nâng chất lượng tăng trưởng và giữ vững ổn định xã hội. Theo nhiều chuyên gia mục tiêu tăng trưởng vừa phải cũng là nền tảng quan trọng cho mục tiêu phát triển dài hơn trong nhiệm kỳ.

 

*Vtv.vn (13/3): Nga chuẩn bị triển khai thị thực điện tử

Du khách nước ngoài muốn nhập cảnh vào Nga có thể đăng ký cấp thị thực điện tử và nhận thẻ thanh toán khi đến du lịch và làm việc tại nước này.

Đây là thông báo của người đứng đầu Cục Phát triển du lịch thuộc Bộ Phát triển Kinh tế Nga Tatyana Sharshavitskaya tại Hội nghị các hãng du lịch lần thứ 5 do Hiệp hội ngành du lịch Nga tổ chức.

Hãng tin Interfax dẫn lời bà Sharshavitskaya cho biết, để giải quyết các vấn đề thanh toán sau khi các công ty phát hành thẻ thanh toán Visa và MasterCard rời khỏi thị trường Nga, nước này sẽ giới thiệu công cụ thanh toán đặc biệt có tên "Thẻ Du lịch".

Tháng 7/2020, Nga đã thông qua luật cho phép các công dân của hơn 50 quốc gia đăng ký cấp thị thực điện tử để vào Nga. Thị thực này có hiệu lực trong 60 ngày và cho phép khách nước ngoài nhập cảnh vào Nga với mục đích du lịch và kinh doanh. Tháng 1/2021, Chính phủ Nga đã hoãn việc áp dụng thị thực điện tử do đại dịch COVID-19.

Theo Interfax, ước tính có 5 triệu lượt du khách nước ngoài tới Nga trong năm 2019. Đại dịch COVID-19 đã khiến con số này giảm mạnh sau đó. Trong năm 2022, chỉ có hơn 200.000 lượt du khách nước ngoài tới Nga.

Bộ Ngoại giao cho biết, Việt Nam ủng hộ biện pháp tạo thuận lợi cho người dân đi lại và hoan nghênh Nga xem xét đơn giản hóa thủ tục thị thực. Cụ thể, trước thông tin Nga đang xem xét đơn giản hóa thủ tục cấp thị thực với một số nước, trong đó có Việt Nam, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng phát biểu: "Trong thời gian qua, Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng như Đại sứ quán Việt Nam tại Nga đã tích cực gặp gỡ, trao đổi với phía Nga về việc đơn giản hóa thủ tục xuất, nhập cảnh đối với công dân Việt Nam.

Việt Nam hoan nghênh phía Nga xem xét đơn giản hóa thủ tục cấp thị thực cho công dân Việt Nam và ủng hộ các biện pháp tạo điều kiện thuận lợi cho công dân Việt Nam và các nước đa phương đi lại, tăng cường giao lưu nhân dân, góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam với các nước".

 

*Vtv.vn (12/3): Nhật Bản chuẩn bị tăng lương mạnh nhất trong hơn 20 năm

Mức lương của người lao động tại Nhật Bản gần như giậm chân tại chỗ trong hàng chục năm qua, do tình trạng lạm phát kéo dài.

Theo hãng tin Reuters, các công ty lớn của Nhật Bản dự kiến sẽ công bố mức tăng lương mạnh nhất trong 26 năm qua, sau khi kết thúc các cuộc đàm phán về lương giữa doanh nghiệp và công đoàn lao động trong tuần này.

Trong năm 2022, Nhật Bản chứng kiến lạm phát tăng cao kỷ lục. Giá cả sinh hoạt leo thang khiến nhu cầu tăng lương cho người lao động trở nên cấp thiết.

Phát biểu trước Quốc hội trong kỳ họp tháng 1 vừa qua, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio cũng nhấn mạnh sự cần thiết của việc lương tăng nhanh hơn tốc độ tăng lạm phát. Ông Kishida khẳng định, tăng lương là chìa khóa để kích thích chu kỳ tăng trưởng mới và khuyến khích nền kinh tế phát triển.

Xem chi tiết tại đây

Ý kiến bạn đọc

    Tin mới nhất

    Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngày 23/12 đến 26/12 năm 2023(26/12/2023 10:49 CH)

    Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngày 20/12 đến 22/12 năm 2023(22/12/2023 7:33 CH)

    Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngày 16/12 đến 19/12 năm 2023(19/12/2023 9:45 CH)

    Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngày 13/12 đến 15/12 năm 2023(15/12/2023 11:03 CH)

    Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngày 09/12 đến 12/12 năm 2023(12/12/2023 6:36 CH)

    Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngày 05/12 đến 08/12 năm 2023(08/12/2023 11:28 CH)

    Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngày 01/12 đến 04/12 năm 2023(05/12/2023 5:51 CH)

    Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngày 28/11 đến 1/12 năm 2023 (01/12/2023 8:54 CH)

    Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngày 25/11 đến 27/11 năm 2023(27/11/2023 8:59 CH)

    Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngày 3/11 đến 8/11 năm 2023(08/11/2023 9:22 CH)

    Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngày 28/10 đến 31/10 năm 2023(01/11/2023 9:20 CH)

    Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngày 21/10 đến 24/10 năm 2023(25/10/2023 9:34 CH)

    Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngay 11/10 đến 13/10 năm 2023(24/10/2023 5:47 CH)

    Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngày 14/10 đến 17/10 năm 2023 (17/10/2023 9:22 CH)

    Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngay 14/10 đến 17/10 năm 2023 (17/10/2023 2:34 CH)

    Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngay 7/10 đến 10/10 năm 2023(11/10/2023 5:11 CH)

    Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngày 04 đến ngày 06 tháng 10 năm 2023(06/10/2023 10:50 CH)

    Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngày 01 đến ngày 03 tháng 10 năm 2023(04/10/2023 4:02 CH)

    Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngày 25 đến ngày 30 tháng 8 năm 2023(31/08/2023 2:12 SA)

    Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngày 23 đến ngày 25 tháng 8 năm 2023(25/08/2023 5:33 CH)

    << < 1 2 3 4 5  ... > >> 
    °
    Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử
    373 người đã bình chọn