Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngày 8 đến ngày 10 tháng 2 năm 2023

Update 10 - 02 - 2023
100%

PHẦN I: TIN ĐIỆN BIÊN

 

* Dienbientv.vn (9/2): Năm 2022, Điện Biên xảy ra 25 vụ TNGT, làm chết 18 người

 Sáng 9/2, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tổ chức Hội nghị trực tuyến Tổng kết công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông năm 2022; phương hướng, nhiệm vụ năm 2023. Đồng chí Nguyễn Văn Thắng, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia chủ trì hội nghị. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Điện Biên có đồng chí Vừ A Bằng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Năm 2022, tình hình dịch Covid-19 đã được kiểm soát, kinh tế - xã hội từng bước được phục hồi và tăng trưởng trở lại. Đồng thời, nhiều sự kiện văn hóa xã hội lớn quy mô quốc tế diễn ra như: Seagames 31, các kỳ nghỉ lễ dài ngày… đã góp phần thúc đẩy hoạt động thương mại, du lịch và sự gia tăng mạnh mẽ của nhu cầu giao thông, tạo áp lực lớn lên công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

Theo đó, mặc dù kết quả đảm bảo trật tự an toàn giao thông so với năm 2021 chưa đạt chỉ tiêu đề ra, song so với cùng kỳ năm 2019, trước thời điểm xảy ra đại dịch Covid-19 thì tai nạn giao thông đã giảm rất sâu cả 3 tiêu chí, cụ thể: Giảm gần 6.220 vụ, giảm gần 1.250 người chết, giảm hơn 5.840 người bị thương. Tình hình vi phạm về chở quá tải trọng xe tại các địa phương đã được xử lý và có chuyển biến tích cực.

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Vừ A Bằng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Năm 2022, trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã xảy ra 25 vụ tai nạn giao thông làm chết 18 người, bị thương 17 người; giảm 5 vụ, giảm 12 người bị thương và tăng 4 người chết so với cùng kỳ năm 2021. Nguyên nhân chủ yếu do người điều khiển vi phạm tốc độ; đi sai phần đường, làn đường; vi phạm nồng độ cồn…

Thay mặt UBND tỉnh Điện Biên, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiến nghị với Chính phủ, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, Bộ Giao thông vận tải tiếp tục quan tâm tạo điều kiện về kinh phí cho đầu tư nâng cấp, cải tạo, mở rộng các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, đường liên huyện của địa phương, nhằm giảm thiểu các vụ tai nạn giao thông, va chạm giao thông do những bất hợp lý của kết cấu hạ tầng đường bộ gây ra.

Bố trí kinh phí để đẩy nhanh tiến độ khắc phục các điểm đen về tai nạn giao thông trên các tuyến Quốc lộ 4H, Quốc lộ 279, Quốc lộ 12, Quốc lộ 6; các đoạn đường có nguy cơ hình thành, tiềm ẩn điểm đen về tai nạn giao thông và các vị trí cục bộ bị ảnh hưởng do mưa lũ.

Đồng thời, ưu tiên giao, phân bổ tăng nguồn  kinh phí từ quỹ bảo trì đường bộ của Trung ương cho tỉnh để có kinh phí duy tu, nâng cấp, sửa chữa các tuyến đường để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh của tỉnh.

 

* Dienbientv.vn  (9/2): Điện Biên nỗ lực phát triển hạ tầng thương mại biên giới

Tỉnh Điện Biên có đường biên giới hơn 455 km tiếp giáp với Lào và Trung Quốc. Các cửa khẩu lối mở như: Cửa khẩu Quốc tế Tây Trang, Cửa khẩu quốc gia Huổi Puốc giáp với Lào, Lối mở A Pa Chải giáp với huyện Giang Thành (tỉnh Vân Nam, Trung Quốc)... là tiềm năng để các tỉnh Tây Bắc nói chung, Điện Biên nói riêng phát triển kinh tế thương mại. Do vậy phát triển hạ tầng thương mại luôn được tỉnh Điện Biên quan tâm, tập trung thực hiện với nhiều giải pháp.

Để đẩy mạnh phát triển hạ tầng thương mại biên giới Việt Nam giai đoạn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 theo Quyết định 259 của Thủ tướng Chính phủ, thời gian qua, tỉnh Điện Biên đã huy động nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng thương mại biên giới, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và hoạt động thương mại biên giới; có chính sách khuyến khích, thu hút các thành phần kinh tế đầu tư phát triển hạ tầng thương mại, thúc đẩy hoạt động xuất, nhập khẩu và thương mại biên giới trên địa bàn tỉnh.

Cùng với đó, tỉnh Điện Biên cũng tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại tại khu vực biên giới, các chương trình xúc tiến thương mại kết nối doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm thu hút hoạt động phát triển thương mại biên giới. Lồng ghép, đề xuất đưa các nội dung đầu tư phát triển hạ tầng thương mại biên giới vào biên bản hợp tác với Sở Công thương 6 tỉnh Bắc Lào và các địa phương của tỉnh Vân Nam, Trung Quốc phục vụ các hoạt động thương mại và xuất nhập khẩu đáp ứng nhu cầu phát triển hiện nay.

Ông Vũ Hồng Sơn, Giám đốc Sở Công thương tỉnh Điện Biên, cho biết: “Thời gian qua, ngành Công thương đã phối hợp với ngành Công thương của 6 tỉnh Bắc Lào đã ký biên bản hợp tác về hoạt động thương mại về xuất nhập khẩu. Trong năm 2022 và 2023, chúng tôi cũng đã thống nhất với Sở công thương của các tỉnh Bắc Lào tổ chức hội chợ thương mại biên giới giữa hai nước với hình thức luân phiên để các doanh nghiệp của hai bên tổ chức giao lưu, ký kết hợp tác thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thương mại biên giới.”  

Tỉnh Điện Biên cũng dành nguồn lực đầu tư nâng cấp các tuyến đường giao thông trọng yếu kết nối các khu vực kinh tế trọng điểm phục vụ phát triển hoạt động thương mại biên giới. Chỉ đạo lực lượng chức năng tại cửa khẩu tạo điều kiện thuận lợi đối với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp hai bên. Đồng thời tập trung tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp, tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu, thúc đẩy kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa.

Để nhanh chóng hoàn thiện hạ tầng thương mại biên giới, tỉnh Điện Biên đang tiếp tục tập trung nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng tại các cửa khẩu, nhất là nâng cấp các lối mở, đầu tư xây dựng chợ biên giới với các nước láng giềng, phục vụ phát triển hoạt động xuất nhập khẩu và thương mại biên giới./.

 

*Baodienbienphu.info.vn (7/2): Năm 2023, Điện Biên sẽ phát triển thị trường tiêu thụ ổn định sản phẩm nông nghiệp cho người dân

Năm 2023, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đề ra một số nhiệm vụ trọng tâm đó là: Đẩy mạnh phát triển toàn diện sản xuất nông, lâm nghiệp của tỉnh trên cơ sở cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa tập trung có liên kết và ứng dụng công nghệ cao; tăng cường khai thác tiềm năng, lợi thế của từng vùng, từng địa phương trong tỉnh; tập trung nâng cao chất lượng lúa, gạo đặc sản; nâng cao giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh; phát triển thị trường tiêu thụ ổn định sản phẩm nông nghiệp cho người dân; phát triển cây ăn quả, gia súc ăn cỏ, kinh tế lâm nghiệp, sản phẩm OCOP; bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có…

Song song với đó là các mục tiêu chủ yếu như: Tốc độ tăng trưởng nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,5% so với năm 2022; diện tích gieo trồng cây lương thực đạt gần 80.000ha, sản lượng lương thực có hạt đạt trên 281.750 tấn; tốc độ tăng trung bình đàn gia súc và gia cầm đạt gần 1,7%, diện tích nuôi trồng thủy sản đạt gần 2.760ha, sản lượng đạt gần 4.600 tấn; trồng rừng mới tập trung đạt 415ha, tỷ lệ che phủ rừng đạt 44%; có thêm 4 xã đạt chuẩn và 3 xã cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới….

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, đồng chí Lò Văn Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tập trung rà soát, đánh giá tiến độ triển khai thực hiện Nghị quyết số 09 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới tỉnh Điện Biên giai đoạn 2021 - 2025 và 5 đề án trọng tâm của ngành tại các huyện, thị xã, thành phố; xây dựng kế hoạch ra quân nâng cao nhận thức bảo vệ rừng của các chủ rừng và người dân trên địa bàn.

Đối với các kiến nghị, đề xuất của các đại biểu đóng góp tại hội nghị, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng ghi nhận, xem xét để hoàn thiện dự thảo chương trình hành động nhiệm vụ trọng tâm ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2023, sớm ban hành chương trình hành động trong thời gian tới.

 

PHẦN II: TIN TỨC – THỜI SỰ

TIÊU ĐIỂM

*Đaibieunhandan.vn (8/2): Chương trình hành động của Chính phủ về phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030

Ngày 7.2, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 12/NQ-CP Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Theo Chương trình hành động của Chính phủ, thành phố phấn đấu đạt các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể đã đề ra trong Nghị quyết. Cụ thể, giai đoạn từ nay đến năm 2030, Thủ đô Hà Nội là thành phố "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại"; trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng Thủ đô và cả nước; hội nhập quốc tế sâu rộng, có sức cạnh tranh cao với khu vực, thế giới, phấn đấu phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực.

Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân hàng năm giai đoạn 2021-2025 tăng khoảng 7,5% - 8,0%; GRDP giai đoạn 2026-2030 tăng 8,0 - 8,5%/năm; GRDP bình quân đầu người đến năm 2025 đạt khoảng 8.300 - 8.500USD, đến năm 2030 đạt khoảng 12.000 - 13.000USD… Tầm nhìn đến năm 2045: Thủ đô Hà Nội là thành phố kết nối toàn cầu, có mức sống, chất lượng cuộc sống cao, với GRDP bình quân đầu người đạt trên 36.000 USD; kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển toàn diện, đặc sắc và hài hòa; tiêu biểu cho cả nước; có trình độ phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Để đạt được các chỉ tiêu cụ thể, trong thời gian tới, bên cạnh các nhiệm vụ thường xuyên, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND thành phố Hà Nội cần cụ thể hóa và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp. Theo đó, công tác quán triệt, tuyên truyền, phổ biến thông tin, tạo sự đồng thuận trong xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW.

Phát triển kinh tế Thủ đô nhanh và bền vững trên cơ sở tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, huy động, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực. Phát triển mạnh mẽ sự nghiệp văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, xứng đáng là trung tâm lớn về giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, y tế. Bảo đảm an sinh, phúc lợi xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân Thủ đô. Bên cạnh đó, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, thực hiện nghiêm việc quản lý quy hoạch; đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, phát triển và quản lý đô thị; khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường. Củng cố quốc phòng, an ninh, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc, giữ vững chủ quyền quốc gia; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

Ngoài ra, đẩy mạnh công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế, hợp tác phát triển, nâng cao vị thế, uy tín của Thủ đô. Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về Thủ đô với cơ chế, chính sách phù hợp, đáp ứng yêu cầu phát triển Thủ đô trong giai đoạn mới.

Về tổ chức thực hiện, Nghị quyết nêu rõ, các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động phối hợp thường xuyên với thành phố Hà Nội, có cơ chế điều hành tập trung, cụ thể để tăng cường phối hợp triển khai các nội dung nghị quyết…

 

CHÍNH SÁCH – VĂN BẢN – NGHỊ ĐỊNH MỚI

*Thuvienphapluat.vn (9/2): Chỉ số giá xây dựng quốc gia năm 2022

Chỉ số giá xây dựng quốc gia năm 2022 là nội dung tại Quyết định 62/QĐ-BXD ngày 08/02/2023.

Cụ thể, theo Quyết định 62/QĐ-BXD ngày 08/02/2023 quy định về chỉ số giá xây dựng quốc gia như sau:

- Chỉ số giá xây dựng quốc gia là chỉ tiêu tương đối phản ánh mức độ biến động của giá xây dựng công trình theo thời gian trên phạm vi cả nước.

- Chỉ số giá xây dựng quốc gia công bố tại văn bản này sử dụng làm cơ sở xác định suất vốn đầu tư, tham khảo trong phân tích mức độ biến động giá bình quân của chỉ số giá xây dựng khi xác định chi phí dự phòng trong tổng mức đầu tư và các công việc liên quan đến đánh giá biến động giá xây dựng công trình phục vụ quản lý, điều hành vĩ mô.

Chỉ số giá xây dựng quốc gia công bố tại văn bản này không sử dụng để điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng.

- Chỉ số giá xây dựng quốc gia đã tính toán đến sự biến động của các chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và một số khoản mục chi phí khác của chi phí đầu tư xây dựng công trình.

Một số khoản mục chi phí như: chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, rà phá bom mìn và vật liệu nổ, lãi vay trong thời gian xây dựng (đối với những dự án sử dụng vốn vay), vốn lưu động ban đầu (đối với các dự án sản xuất, kinh doanh) không đưa vào tính toán đối với chỉ số giá xây dựng quốc gia.

- Chỉ số giá xây dựng quốc gia đã tính toán đến sự biến động của các chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và một số khoản mục chi phí khác của chi phí đầu tư xây dựng công trình.

Một số khoản mục chi phí như: chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, rà phá bom mìn và vật liệu nổ, lãi vay trong thời gian xây dựng (đối với những dự án sử dụng vốn vay), vốn lưu động ban đầu (đối với các dự án sản xuất, kinh doanh) không đưa vào tính toán đối với chỉ số giá xây dựng quốc gia.

 

CHỈ THỊ MỚI

* Chinhphu.vn (9/2): Chương trình hành động của Chính phủ về phát triển KTXH vùng đồng bằng sông Hồng

Chính phủ ban hành Nghị quyết 14/NQ-CP ngày 8/2/2023 Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 23/11/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng Sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Việc xây dựng và ban hành Nghị quyết về Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW được xây dựng trên cơ sở bám sát quan điểm, mục tiêu nêu trong Nghị quyết số 30-NQ/TW nhằm xây dựng đồng bằng Sông Hồng là vùng phát triển hiện đại, văn minh, sinh thái; là trung tâm kinh tế, tài chính lớn mang tầm khu vực và thế giới; trung tâm hàng đầu của cả nước về văn hóa, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế số, xã hội số, y tế và chăm sóc sức khỏe Nhân dân; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đồng bộ, hiện đại, thông minh; hệ thống đô thị liên kết thành mạng lưới, thông minh xanh, bền vững phù hợp với vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước. Thủ đô Hà Nội trở thành thành phố kết nối toàn cầu, phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực và thế giới.

Phấn đấu đến năm 2030, tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021-2030 đạt khoảng 9%/năm. Đến năm 2030, GRDP vùng tăng khoảng 3 lần so với năm 2020 (giá hiện hành), trong đó nông, lâm và thủy sản chiếm khoảng 3,5%, công nghiệp và xây dựng chiếm khoảng 47%, dịch vụ chiếm khoảng 41%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp chiếm khoảng 8,5%. GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 274 triệu đồng/người/năm.

Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân đạt trên 7%. Đóng góp bình quân của năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng giai đoạn 2021-2030 đạt 55%. Kinh tế số đạt khoảng 35% GRDP. Tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 55%. 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có ít nhất 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 20% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều giảm khoảng 1,5%/năm.

Hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển và đẩy mạnh liên kết vùng

Một trong các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của Chương trình là hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển và đẩy mạnh liên kết vùng, trong đó, hoàn thành lập và phê duyệt Quy hoạch vùng đồng bằng Sông Hồng và quy hoạch tỉnh của các địa phương trong vùng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 bảo đảm tính liên kết, đồng bộ, phát triển nhanh, bền vững phù hợp với vị trí địa kinh tế - chính trị.

Tổ chức không gian phát triển vùng bảo đảm cân bằng, bền vững gắn với việc phát triển các hành lang kinh tế, gồm: Hành lang kinh tế Bắc - Nam; Hành lang kinh tế Côn Minh (Trung Quốc) - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; Hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; Hành lang kinh tế ven biển Quảng Ninh - Hải Phòng - Thái Bình - Nam Định - Ninh Bình; phát triển các chuỗi đô thị hiện đại và kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, giao thông đồng bộ, kết nối giữa các cực tăng trưởng trong vùng (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh), nội vùng, liên vùng, các đầu mối trung tâm kinh tế trên toàn tuyến, hành lang kinh tế.

Hình thành các vùng động lực và các khu vực phát triển công nghiệp, thương mại, tài chính, ngân hàng, dịch vụ, nông nghiệp hiệu quả cao, hữu cơ, tuần hoàn; phát triển dịch vụ, logistics. Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo có giá trị gia tăng cao, công nghiệp công nghệ cao, kinh tế số, tài chính, ngân hàng, du lịch và đô thị thông minh. Vùng Nam đồng bằng Sông Hồng, phát triển ngành nông nghiệp hiệu quả cao dựa trên công nghệ cao, hữu cơ, tuần hoàn; công nghiệp bảo quản, chế biến nông sản, công nghiệp hỗ trợ, năng lượng tái tạo, năng lượng sạch; phát triển các khu kinh tế ven biển, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa, tâm linh gắn với bảo vệ môi trường.

Nghiên cứu, xây dựng thí điểm các mô hình, cơ chế, chính sách mới, đặc thù cho vùng, trong đó có các cơ chế, chính sách tạo đột phá để tiếp tục phát triển Thủ đô Hà Nội, tam giác động lực tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Khẩn trương sửa đổi, bổ sung Luật Thủ đô để có cơ chế, chính sách vượt trội cho Hà Nội phát huy vai trò là đầu tàu, động lực phát triển của vùng và cả nước...

Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số

Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu khác của Chương trình là phát triển kinh tế vùng, trong đó, đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, xã hội số thích ứng biến đổi khí hậu; lấy công nghiệp, dịch vụ hiện đại và nông nghiệp hiệu quả cao dựa trên ứng dụng công nghệ cao tiếp tục là trụ cột của nền kinh tế. Phát triển kinh tế số, đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, nhất là thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư để tăng năng suất lao động và năng suất các nhân tố tổng hợp.

Trong đó, phát triển công nghiệp vùng theo hướng hiện đại, công nghệ cao, ứng dụng nền tảng số, thân thiện với môi trường, ít phát thải khí nhà kính, có giá trị gia tăng cao, có khả năng cạnh tranh, tham gia sâu, toàn diện vào mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu, trọng tâm phát triển là công nghiệp hiện đại có lợi thế như công nghiệp điện tử, công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp công nghệ số (gồm: công nghiệp phần mềm, trí tuệ nhân tạo, công nghiệp điện tử và các ngành công nghiệp mới sản xuất chíp, bán dẫn), ô tô, công nghiệp hỗ trợ; thúc đẩy phát triển sản xuất thông minh, mô hình nhà máy thông minh.

Phát triển nông nghiệp hiệu quả cao, bền vững, sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu theo hướng nông nghiệp dựa trên ứng dụng công nghệ cao, sản xuất an toàn, hữu cơ, sản xuất sản phẩm có giá trị cao theo chuỗi giá trị, tuần hoàn gắn với xây dựng nông thôn mới hiện đại, nông dân văn minh. Tập trung phát triển các vùng chuyên canh hàng hóa lớn, chất lượng cao như: lúa, rau, hoa, quả đặc sản, cây cảnh; chú trọng xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông sản đặc hữu cho vùng, địa phương; tăng cường ứng dụng công nghệ cao vào trong chăn nuôi công nghiệp, theo mô hình trang trại, trong đó tập trung vào các sản phẩm chủ lực như lợn, bò, gia cầm; đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản, khai thác hải sản gắn với xây dựng, phát triển thương hiệu. Tập trung đầu tư hoàn thành Trung tâm hậu cần nghề cá lớn tại thành phố Hải Phòng. Phát triển kinh tế lâm nghiệp kết hợp với bảo vệ chặt chẽ, nâng cao chất lượng rừng đặc dụng, rừng phòng hộ ven biển và khu bảo tồn thiên nhiên.

Phát triển các ngành dịch vụ và thương mại của vùng theo hướng hiện đại, đa dạng với trọng tâm là phát triển thương mại, logistics, du lịch, tài chính - ngân hàng. Triển khai thực hiện có hiệu quả Chiến lược Phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Chương trình phát triển hạ tầng thương mại biên giới Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 và Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, bền vững, hội nhập quốc tế và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của vùng với các sản phẩm du lịch đa dạng, độc đáo, có thương hiệu, sức cạnh tranh cao gắn với phát huy giá trị của nền văn minh Sông Hồng; trọng tâm là du lịch văn hóa, kết nối các Di sản tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội. Tăng cường quảng bá các sản phẩm du lịch, xúc tiến đầu tư để thu hút nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng du lịch.

Tập trung ưu tiên đầu tư các khu du lịch quốc gia trong vùng, như: Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Khu du lịch Ba Vì - Suối Hai, Khu du lịch Tam Đảo, Khu du lịch Tam Chúc; Khu du lịch Tràng An; Khu du lịch Côn Sơn - Kiếp Bạc, Khu du lịch Hạ Long - Cát Bà; Khu du lịch Vân Đồn; Khu du lịch Trà Cổ. Tăng cường liên kết giữa ngành du lịch với các ngành khác theo chuỗi giá trị sản phẩm, liên kết nội vùng, liên vùng để phát triển các sản phẩm du lịch của vùng hợp tác trao đổi thông tin quản lý nhà nước về du lịch giữa các vùng, xây dựng cơ chế chính sách, quy hoạch, kế hoạch dài hạn để phát triển sản phẩm du lịch. Phát triển tỉnh Quảng Ninh trở thành trung tâm du lịch kết nối với khu vực và thế giới.

Phát triển kinh tế biển theo hướng tăng trưởng xanh, bảo tồn đa dạng sinh học và hệ sinh thái biển. Chú trọng phát triển kinh tế biển khu vực Thái Bình - Nam Định - Ninh Bình; tập trung mọi nguồn lực để đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng các khu kinh tế, khu công nghiệp ven biển và phát huy vai trò động lực các khu kinh tế ven biển gắn với đô thị ven biển, trung tâm du lịch, dịch vụ logistics; hoàn thành tuyến đường bộ ven biển kết nối liên vùng, các tuyến giao thông kết nối với cảng biển, cảng hàng không, các tỉnh Bắc Trung Bộ và cả nước.

Nghiên cứu, ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi để xây dựng và phát triển khu vực Hải Phòng - Quảng Ninh trở thành trung tâm kinh tế biển hiện đại mang tầm quốc tế, hàng đầu Đông Nam Á, là cửa ngõ, động lực phát triển của vùng. Xây dựng cơ chế, chính sách thí điểm triển khai Khu hợp tác kinh tế qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc tại Quảng Ninh.

 

TIN TỨC KHÁC

*Vtv.vn (10/2): Nền tảng tích hợp trí tuệ nhân tạo giúp chăm sóc sức khỏe tinh thần

Tại Việt Nam, đang có những người tiên phong ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào việc phát triển các nội dung số, xây dựng các hoạt động phục vụ cộng đồng.

ZenMe là một nền tảng cộng đồng mới ra mắt, với mục tiêu tạo nên những nhóm cộng đồng chung mối quan tâm về Thân - Tâm - Trí.

Nền tảng này được xây dựng cho 2 nhóm đối tượng tham gia. Thứ nhất là những người dùng có mong muốn được chữa lành về tâm lý và thay đổi lối sống lành mạnh, muốn nhận sự trợ giúp. Thứ hai là nhóm hướng dẫn gồm các chuyên gia, các nhà sáng tạo nội dung số trong lĩnh vực tâm lý, sức khỏe, dinh dưỡng, có khả năng hỗ trợ, tư vấn, dẫn dắt các nhóm người dùng khác nhau.

Ông Thái Thanh Nhật Quang - Người sáng lập và CEO của ZenMe - cho biết, nền tảng này tích hợp các công nghệ, cho phép các nhà sáng tạo nội dung số có thể tương tác với người dùng thông qua nhiều hoạt động khác nhau như tổ chức các hoạt động nhóm, buổi tư vấn, lớp học... thay vì chỉ chia sẻ kinh nghiệm một chiều như trên các mạng xã hội phổ biến hiện nay.

Trong quá trình đó, trí tuệ nhân tạo hỗ trợ rất hiệu quả khi cho phép tạo ra nhiều nhóm chủ đề khác nhau như chia sẻ các món ăn, chia sẻ kiến thức về tập luyện đúng cách, tạo ra những thử thách về ăn uống hay lịch tập dành cho những người có chung sự quan tâm.

Thuật toán AI còn được ZenMe áp dụng trong việc sàng lọc sức khỏe tâm lý ngay khi người dùng tham gia ứng dụng. Chatbot được ứng dụng để trò chuyện với người dùng, giúp phân tích những nhu cầu cũng như vấn đề họ đang quan tâm, nhận diện những thay đổi trên khuôn mặt của người dùng.

Trí tuệ nhân tạo cũng được ứng dụng nhằm giúp người dùng theo dõi sự tiến bộ, phản hồi đo lường hiệu quả bài tập nhanh nhất tới người dùng để chỉnh sửa các động tác sai.

 

*Vietnamplus.vn (8/2): Nấc thang mới trong điều trị bệnh tim mạch tại Việt Nam

Việc liên tiếp chinh phục 2 tiêu chuẩn ACC bậc nhất thế giới về can thiệp mạch vành, quản lý bệnh suy tim có thể coi là nấc thang đưa Vinmec tiến gần hơn mục tiêu COE về tim mạch đầu tiên ở Việt Nam.

Việc liên tiếp chinh phục 2 tiêu chuẩn ACC (American College of Cardiology) uy tín bậc nhất thế giới về can thiệp mạch vành và quản lý bệnh suy tim có thể coi là nấc thang đưa Vinmec tiến gần hơn tới mục tiêu trở thành Trung tâm Xuất sắc (COE) về tim mạch đầu tiên tại Việt Nam.

Hiệu quả đột phá: Bệnh nhân xuất viện sớm, biến chứng giảm

Sau lần can thiệp mạch vành năm 2019, ông Dương Chính Thức (79 tuổi, ở Cầu Giấy, Hà Nội) gần đây có các cơn đau ngực. Khi chụp cắt lớp vi tính, các bác sỹ Bệnh viện Vinmec Times City phát hiện bệnh nhân có mức độ hẹp mạch vành là 80%.

Theo Hội Tim mạch học Hoa Kỳ (ACC), tiến hành can thiệp khi mạch vành của bệnh nhân hẹp ở tỷ lệ này chưa thật sự cần thiết và mang lại giá trị. Chỉ khi làm siêu âm tim cho thấy bệnh nhân có dấu hiệu thiếu máu cơ tim, các bác sỹ mới đưa ra chỉ định can thiệp.

Theo tiêu chuẩn ACC - tiêu chuẩn toàn diện và nghiêm ngặt hàng đầu thế giới về điều trị tim mạch - mục tiêu của người thầy thuốc không chỉ là giải quyết bệnh mà còn phải đo lường được mức độ cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh sau điều trị.

Do vậy, trước can thiệp, các bác sỹ đã phỏng vấn theo bộ câu hỏi “Đau thắt ngực” do ACC khuyến cáo, nhằm đánh giá mức độ hạn chế của bệnh động mạch vành đối với hoạt động bình thường của bệnh nhân.

 

KINH TẾ - ĐẦU TƯ – HỘI NHẬP

*Daibieunhandan.vn (10/2): Mục tiêu tăng trưởng 9% là khả thi

Trong giai đoạn đến 2030, phấn đấu đưa tốc độ tăng trưởng vùng đồng bằng sông Hồng lên bình quân 9%/năm. Đây là mức tăng trưởng cao nhất trong số 6 vùng của cả nước, song vẫn có thể thực hiện.

Còn phụ thuộc lớn vào doanh nghiệp FDI

Tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2005 - 2020 đạt 7,94%/năm, cao hơn mức bình quân cả nước. Quy mô kinh tế tăng nhanh, đến năm 2020 gấp 7,75 lần so với năm 2005, chiếm 29,4% GDP cả nước. Thu ngân sách nhà nước tăng đáng kể, gấp 9,5 lần so với năm 2005, cao hơn bình quân cả nước (6,6 lần), chiếm 32,7% tổng thu ngân sách nhà nước; thu nội địa tăng nhanh và có tỷ trọng cao nhất trong các vùng kinh tế (chiếm 80,2% tổng thu ngân sách).

Bên cạnh đó, vùng có khu vực kinh tế tư nhân phát triển mạnh, năng động với số lượng doanh nghiệp đứng thứ hai cả nước; địa bàn thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đứng thứ hai cả nước, chiếm 31,4% tổng vốn FDI cả nước. Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh trở thành 03 cực tăng trưởng trong tam giác động lực phát triển kinh tế vùng, trong đó thủ đô Hà Nội giữ vị trí, vai trò là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế quốc tế, một động lực phát triển của vùng và cả nước.

Tuy nhiên, vùng còn nhiều khó khăn, thách thức lớn. Chuyển dịch kinh tế còn chậm, các địa phương phát triển không đồng đều, tăng trưởng phụ thuộc vào vốn, lao động và tài nguyên. Thu ngân sách nhà nước chưa bền vững, phụ thuộc lớn vào doanh nghiệp FDI. Năng suất lao động chậm cải thiện. Khoa học công nghệ chưa trở thành động lực cho phát triển.

"Đồng bằng sông Hồng phải kéo Tây Bắc, Tây Nguyên đi lên"

Thứ trưởng Trần Duy Đông cho biết, trong giai đoạn đến 2030, phấn đấu đưa tốc độ tăng trưởng vùng đồng bằng sông Hồng lên mức bình quân 9%/năm. Chỉ khi đạt được mức tăng trưởng này mới kéo các vùng khó khăn hơn như Tây Nguyên, Tây Bắc, qua đó bảo đảm mục tiêu tăng trưởng được Nghị quyết của Đảng đặt ra từ 6,5 - 7%/năm, ông Đông nêu rõ.

Thừa nhận mục tiêu này cao hơn so với 5 vùng còn lại, song đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng vẫn có thể đạt, vì giai đoạn trước, tăng trưởng trung bình của vùng đã đạt trên 7,9%. Việc đặt ra mục tiêu này cũng dựa trên tiềm năng, lợi thế lớn của vùng.

Cũng theo Thứ trưởng Trần Duy Đông, giải pháp “đột phá của đột phá” là phát triển bền vững hệ thống đô thị bền vững và kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số… Đây vốn là tiềm năng, lợi thế rất lớn của vùng khi tập trung lực lượng nhân lực có trình độ cao hơn. Cùng với đó, việc triển khai 20 dự án kết cấu hạ tầng trong giai đoạn từ nay đến 2045, như đường vành đai 4 - vùng thủ đô, vành đai 5 - vùng thủ đô, các tuyến đường bộ cao tốc như Ninh Bình - Hải Phòng, nâng cấp cảng hàng không Nội Bài, Cát Bi, Vân Đồn… kỳ vọng sẽ tạo ra sự phát triển đột phá cho vùng.

 

*Vietnamplus.vn (10/2): Tăng cường quan hệ với Singapore giúp thúc đẩy môi trường đầu tư ở VN

Chuyến thăm Singapore của Thủ tướng mở ra cơ hội tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực như nền kinh tế kỹ thuật số, kết nối chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu, năng lượng và tín chỉ carbon.

Trang tin sbr.com.sg của Singapore vừa đăng tải bài viết nhận định việc tăng cường mối quan hệ với Singapore sẽ có tác động tích cực đến môi trường đầu tư và kinh doanh của Việt Nam.

Theo bài viết, Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục trở thành điểm đến hấp dẫn với các công ty nước ngoài. Việt Nam cũng trở thành trung tâm của các dự án sản xuất điện tử nước ngoài.

Các công ty muốn chuyển dịch sản xuất sang Việt Nam để được hưởng lợi trong xuất khẩu hàng hóa từ nhiều thị trường khác nhau, nhất là khi Việt Nam là đối tác quan trọng trong nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA).

Trong bối cảnh các nước như Singapore dịch chuyển sản xuất, giới phân tích nhận định điều này sẽ có nhiều lợi ích đối với Việt Nam.

Quan hệ đối tác chiến lược giữa hai bên mở ra các cơ hội mới trong nền kinh tế xanh và kỹ thuật số.

Cũng theo bài báo, Việt Nam và Singapore cần phải hợp tác trong nhiều lĩnh vực nhằm làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác kinh tế giữa hai bên.

Các lĩnh vực này có thể phục vụ mục đích chung là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua công nghệ và đổi mới, đặc biệt khi cả hai nước đang phát triển các hệ sinh thái khởi nghiệp.

Tuy nhiên, trong khi hai nước theo đuổi các cơ hội mới trong các lĩnh vực như đổi mới, năng lượng và tính bền vững, cũng cần tăng cường giao lưu giữa nhân dân hai nước và kết nối nhiều mặt trong thương mại và đầu tư, tài chính, vận tải và du lịch vì các lĩnh vực này giúp củng cố các bước tiến tích cực đã đạt được trong các lĩnh vực hiện nay./.

 

* Nhandan.vn (9/2): Xử lý hơn 300 nghìn trường hợp vi phạm nồng độ cồn trong năm 2022

Theo số liệu từ Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, trong năm 2022, lực lượng cảnh sát giao thông đã phát hiện, xử lý 308.508 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, chiếm 11,01% tổng số trường hợp vi phạm.

Hơn 300 nghìn trường hợp vi phạm nồng độ cồn

Cụ thể, theo Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông năm 2022 của Ủy ban an toàn giao thông Quốc gia, trong năm 2022, Bộ Công an đã chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông, công an các đơn vị, địa phương bố trí lực lượng tăng cường tuần tra, kiểm soát xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông.

Lực lượng chức năng tập trung vào các hành vi vi phạm là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tai nạn giao thông, như: vi phạm về nồng độ cồn, ma túy; chạy quá tốc độ; không đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe máy, xe đạp điện; vi phạm về phần đường, làn đường; chở hàng quá tải trọng, quá khổ giới hạn, tự ý cải tạo phương tiện...

Kết quả, lực lượng Cảnh sát giao thông đã xử lý 2.865.684 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa. Cơ quan chức năng phạt tiền 4.124 tỷ 652 triệu đồng, tước 388.141 giấy phép lái xe, bằng, chứng chỉ chuyên môn, tạm giữ 614.520 phương tiện các loại.

Đáng chú ý, trong số này, có tới 308.508 trường hợp vi phạm nồng độ cồn bị phát hiện và xử lý, chiếm 11,01% số vụ.

So cùng kỳ năm 2019, tổng số vụ vi phạm đã giảm 1.263.641 trường hợp (30,6%), tiền phạt tăng 1.360 tỷ 298 triệu đồng (49,11%). So với năm 2021, số vụ vi phạm giảm 19.171 trường hợp (0,66%), tiền phạt tăng 1.316 tỷ 028 triệu đồng (46,86%).

 

* Nhandan.vn (9/2): Ngành Thuế đẩy mạnh triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

Chiều ngày 7/2, Tổng cục Thuế tổ chức Hội nghị trực tuyến 63 Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để quán triệt chỉ đạo của Bộ trưởng Tài chính về công tác triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền.

Chia sẻ tại Hội nghị, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Đặng Ngọc Minh cho biết, kết quả đến hết ngày 30/6/2022, 100% doanh nghiệp, tổ chức (851.372 đơn vị) và 100% hộ, cá nhân kinh doanh (65.576 hộ, cá nhân kinh doanh) theo phương pháp kê khai đã chuyển đổi sang sử dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP.

Tính đến ngày 31/1/2023, số lượng hóa đơn điện tử cơ quan thuế đã tiếp nhận và xử lý là 2,838 tỷ hóa đơn điện tử (trong đó 753,46 triệu hóa đơn điện tử có mã và 2,085 tỷ hóa đơn điện tử không mã).

Để đáp ứng tốt hơn việc sử dụng hóa đơn điện tử, Tổng cục Thuế đã ban hành Quy trình quản lý hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền theo Quyết định số 1391/QĐ-TCT ngày 23/8/2022; xây dựng giải pháp và chính thức vận hành hệ thống hóa đơn điện từ khởi tạo từ máy tính tiền từ ngày 15/12/2022.

Đồng thời, Tổng cục Thuế đã có chỉ đạo Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Theo đó, các Cục Thuế sẽ tổ chức triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền giai đoạn 1 (đến hết tháng 3/2023) đối với một số nhóm đối tượng như ngành hàng ăn uống, siêu thị, bán lẻ thuốc tân dược, dịch vụ vui chơi giải trí, du lịch,...

 

* Nhandan.vn (9/2): Sơn La khánh thành nhà máy sản xuất phân bón đầu tiên

Ngày 9/2, tại bản Xa Căn, xã Mường Bon, huyện Mai Sơn, Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La đã tổ chức khánh thành nhà máy sản xuất phân bón Sông Lam Tây Bắc. 

Dự án nhà máy phân bón Sông Lam Tây Bắc được Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 2718/QĐ-UBND ngày 9/11/2021. Dự án khởi công xây dựng tháng 2/2022 tại Bản Xa Căn, xã Mường Bon, huyện Mai Sơn với tổng vốn đầu tư gần 160 tỷ đồng.

Đến nay, nhà máy đã hoàn thành với công suất 90.000 tấn/năm, bao gồm dây chuyền sản xuất phân bón vô cơ công suất 45.000 tấn/năm và phân bón hữu cơ công suất 45.000 tấn/năm.

Dự án có tổng diện tích hơn 81.000m2, bao gồm nhà điều hành, phân xưởng sản xuất, các hạng mục phụ trợ như xưởng nghiền phụ gia, nhà ở của cán bộ, công nhân viên, bãi tập kết nguyên liệu, khuôn viên cây xanh…

Nhà máy được sản xuất trên dây chuyền công nghệ tiên tiến, hiện đại của thế giới và tại Việt Nam. Sản phẩm phân bón hữu cơ vi sinh được sản xuất trên dây chuyền công nghệ Bioway của Mỹ.

Đây là công nghệ lên men siêu tốc trong khoảng 6 giờ đến 12 giờ, có thể cho ra sản phẩm phân bón bảo đảm hàm lượng hữu cơ cao, đầy đủ dinh dưỡng, chất lượng vượt trội, ổn định, cây dễ hấp thu. Đặc biệt sản phẩm còn có thể diệt hết các mầm mống gây hại cho cây trồng.

Nhà máy phân bón Sông Lam Tây Bắc hướng đến mục tiêu đẩy mạnh phong trào sản xuất và sử dụng phân hữu cơ, hữu cơ vi sinh trong sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Mỗi năm nhà máy sẽ tiêu thụ từ 70.000 tấn đến 80.000 tấn rác thải, phụ phế phẩm của các nhà máy, cơ sở chế biến nông sản như vỏ cà-phê, bã sắn, bùn bã mía đường và các phụ phẩm khác trong quá trình chăn nuôi, góp phần mang lại lợi ích về kinh tế và môi trường tại tỉnh Sơn La nói riêng và khu vực Tây Bắc nói chung.

 

*Vnexpress.net (8/2): Bộ Tài chính đề xuất gia hạn loạt sắc thuế năm nay

Bộ Tài chính đề xuất gia hạn thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp quý I thêm 3 tháng và lùi hạn nộp thuế VAT thêm 6 tháng.

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng (VAT), thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2023.

Chính sách giãn hoãn thuế lần này theo Bộ Tài chính nhằm tiếp tục hỗ trợ người dân và doanh nghiệp có điều kiện phục hồi sản xuất kinh doanh. Năm 2022, Bộ cũng đã chủ động đề xuất chính sách này với mức gia hạn thuế, tiền thuế đất hơn 96.000 tỷ đồng.

Theo đó, Bộ đề xuất gia hạn 6 tháng đối với số thuế VAT từ tháng 1 đến tháng 5/2023 (nếu khai theo tháng) và quý I/2023 (nếu khai theo quý), gia hạn 5 tháng đối với số thuế VAT của tháng 6/2023 và quý II/2023.

Tổng số thuế giá trị gia tăng được gia hạn dự kiến khoảng 64.000-65.000 tỷ đồng, tuy nhiên doanh nghiệp vẫn phải nộp trước 31/12 nên không ảnh hưởng số thu ngân sách nhà nước.

Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp, Bộ Tài chính đề xuất gia hạn 3 tháng với thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp của quý I và quý II. Ước tính số thuế được gia hạn khoảng 42.800-43.600 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, dự thảo cũng đề xuất cho phép hộ cá nhân kinh doanh được chậm nộp thuế VAT và thuế thu nhập cá nhân, muộn nhất tới 30/12/2023.

Đối với tiền thuê đất, Bộ Tài chính đề nghị gia hạn thời hạn 6 tháng với 50% tiền thuê đất phải nộp năm nay của doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh cá nhân. Số tiền được gia hạn khoảng 3.500 tỷ đồng, phải được nộp vào ngân sách trước 30/11.

 

*Vtv.vn (7/2): Thanh tra, kiểm tra công tác đào tạo, sát hạch, cấp bằng lái xe trên cả nước

Kế hoạch do Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ ký cho biết, việc thanh, kiểm tra nhằm phát hiện bất cập trong đào tạo, sát hạch, cấp GPLX (nếu có). Từ đó sửa đổi, bổ sung hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền biện pháp khắc phục, hoàn thiện thể chế để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, nâng cao chất lượng và phòng ngừa tiêu cực trong đào tạo, sát hạch, cấp GPLX.

Việc thanh, kiểm tra cũng nhằm đánh giá việc chấp hành quy định pháp luật của các chủ thể trong công tác đào tạo, sát hạch, cấp GPLX.

Đồng thời, phòng ngừa, phát hiện, chấn chỉnh và xử lý tồn tại, vi phạm (nếu có) và hướng dẫn các đơn vị được thanh tra, kiểm tra thực hiện đúng quy định của pháp luật.

Cục Đường bộ Việt Nam, các Sở GTVT sẽ tổ chức thanh tra, kiểm tra đối với các cơ sở đào tạo lái xe, trung tâm sát hạch lái xe thuộc quyền quản lý. Việc thanh, kiểm tra phải xong trước ngày 15/4/2023.

 

PHÂN TÍCH - BÌNH LUẬN

* Laodong.vn (8/2): Sớm loại bỏ những cán bộ, công chức sách nhiễu, hành dân

Vẫn có 46/63 tỉnh để xảy ra tình trạng sách nhiễu, phiền hà trong thực hiện thủ tục, dịch vụ công; 22/63 địa phương có tình trạng cán bộ, công chức gợi ý nộp thêm tiền ngoài phí, lệ phí "bôi trơn"…

Thông tin trên được đưa ra tại phiên họp thứ 3 của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ, tổng kết công tác năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023.

“Bôi trơn” - một thuật ngữ không còn xa lạ khi nói đến việc thực hiện các thủ tục hành chính hiện nay tại Việt Nam. Thậm chí, nó còn là vấn đề nhức nhối và đang là rào cản, là gánh nặng đè lên doanh nghiệp, người dân khi đến giao dịch tại các cơ quan công quyền.

Nguyên nhân là do khi người dân và doanh nghiệp đến cơ quan công quyền thường gặp tình trạng “lòng vòng”, sách nhiễu, gây thêm thủ tục hành chính, và từ đó tạo nên "tham nhũng vặt", "bôi trơn".

Kết quả mới nhất về điều tra chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI 2021) được Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố, chi phí không chính thức (còn gọi là “phí bôi trơn”) vẫn tồn tại khá phổ biến trong một số lĩnh vực quản lý nhà nước. Theo đó, tỉ lệ doanh nghiệp đồng ý với nhận định "chi trả hoa hồng" là cần thiết để có cơ hội thắng thầu là 36,8%.

Và đây là một ví dụ: Theo điều tra ban đầu, liên quan vụ Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á trong đại án kit test COVID-19, đối tượng khai kiếm lãi khoảng 4.000 tỉ đồng và "bôi trơn" khoảng 800 tỉ đồng.

Những con số trên không hề nhỏ, và chắc rằng, thực tế sẽ còn lớn hơn nữa so với những số liệu trên. Qua đó cho thấy, phía sau những kết quả đạt được trong cải cách hành chính, dịch vụ công, thì vấn nạn “tham nhũng vặt”, “bôi trơn” đang gây bức xúc rất lớn cho người dân, doanh nghiệp.

Vấn nạn trên nếu không được xử lý sớm, xử lý dứt điểm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến niềm tin của người dân. Chính vì vậy, song song với giảm thiểu các thủ tục hành chính, minh bạch trong giải quyết thủ tục, tạo cơ chế thông thoáng, cần xử lý kiên quyết, loại khỏi bộ máy những cán bộ, công chức nhận tiền "bôi trơn", tham nhũng, sách nhiễu người dân.

Việc Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo khẩn trương xây dựng, trình ban hành nghị định về khuyến khích cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung, hoàn thành trong tháng 4.2023 đã tạo nên một kỳ vọng, rằng sẽ có được những cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực, vì dân. Và quan trọng hơn, khi đó sẽ giảm thiểu được tối đa các con số gây nhức nhối như ở các báo cáo đã nêu.

Người dân luôn tin với quyết tâm của Đảng và cả hệ thống chính trị, những “con sâu” gây nên tình trạng trên sẽ bị loại bỏ. Đó là một sự kỳ vọng cho tương lai.

 

QUẢN LÝ

*Vtv.vn (10/2): Việt Nam sẽ xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia

Việt Nam sẽ xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia, chứa những dữ liệu liên quan đến con người. Đây là thông tin được công bố tại một hội thảo do Bộ Công an tổ chức mới đây.

Theo đó, các Bộ, ngành, địa phương sẽ tham gia đóng góp dữ liệu do mình phụ trách để xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia, đồng thời cũng có thể khai thác dữ liệu từ hệ thống chung này.

Đây được đánh giá là Dữ liệu lớn (Big Data) quan trọng, cho phép nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, tăng tính minh bạch.

Tuy nhiên, để xây dựng được trung tâm này, cần có cơ sở pháp lý để vận hành phát triển những giải pháp công nghệ đảm bảo hoạt động lưu trữ, bảo mật dữ liệu, ngăn chặn, phòng ngừa các cuộc tấn công mạng.

 

*Vtv.vn (10/2): Không để xảy ra tiêu cực khi lựa chọn sách giáo khoa

Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông là nội dung Đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội làm việc với UBND thành phố Hà Nội.

Một trong những vấn đề được quan tâm là các giáo viên, các nhà trường có thể hiện được vai trò của mình trong việc lựa chọn bộ sách phù hợp không? Và liệu có những tiêu cực khi chọn sách hay không?

Hiệu trưởng Trường THPT Trần Phú - Hoàn Kiếm khẳng định mọi giáo viên đều được tiếp cận tất cả các bản sách giáo khoa. Các cuộc họp chuyên môn công khai đảm bảo mọi ý kiến cá nhân đều được tôn trọng.

Đại diện các trường có mặt tại buổi làm việc đều khẳng định không có chuyện ép buộc lựa chọn một bộ sách nào. Về trách nhiệm của mình, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết đã và sẽ tiếp tục thanh tra kỹ các bước lựa chọn sách giáo khoa để ngăn chặn tiêu cực.

Năm nay, giá một bộ sách giáo khoa lớp 10 là khoảng 280.000 đồng. Có những kiến nghị cần làm rõ mức giá này với người dân ở các khu vực khác nhau. Bên cạnh đó, có hiện tượng khi học sinh đang học mà mất sách, hỏng sách thì việc mua mới gặp khó khăn.

 

* Vtv.vn (9/2): Bộ GD-ĐT cần sớm có kế hoạch, hướng dẫn thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh đại học

Bộ GD-ĐT cần sớm có kế hoạch, hướng dẫn về tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2023, bảo đảm công khai, minh bạch, công bằng, đúng quy định.

Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương, hoàn thiện Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Đề án tăng cường kiểm soát và nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân luật đến năm 2030, trình Thủ tướng Chính phủ; chuẩn bị, tổ chức tốt Đại hội Thể thao học sinh Đông Nam Á năm 2023 tại Việt Nam.

Bộ Giáo dục và Đào tạo tích cực thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới và chuẩn bị nội dung phục vụ hoạt động giám sát của Quốc hội về thực hiện Nghị quyết 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; tập trung tổ chức tốt việc tổng kết 10 năm Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2012 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Chính phủ yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm có kế hoạch, hướng dẫn về tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2023, bảo đảm công khai, minh bạch, công bằng, đúng quy định. Ngoài ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan liên quan tổng kết các mô hình tự chủ để đề xuất đề án tự chủ đối với các cơ sở giáo dục đại học.

Bộ Thông tin và Truyền thông trao đổi, thống nhất với Bộ Giáo dục và Đào tạo để đề xuất phương án chuyển hướng hỗ trợ thiết bị cho các học sinh, sinh viên hộ nghèo tiếp cận thông tin từ Chương trình "Sóng và máy tính cho em"; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 02/2023.

 

*Vtv.vn (9/2): Trình Chính phủ ban hành Nghị định gỡ vướng, thúc đẩy giải ngân gói hỗ trợ lãi suất 2% trong tháng 2/2023

Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 31/2022/NĐ-CP trong tháng 02/2023 để tháo gỡ kịp thời các vướng mắc, thúc đẩy giải ngân gói hỗ trợ lãi suất 2% qua hệ thống các ngân hàng thương mại.

Tại Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 3/2/2023 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 01 năm 2023 trực tuyến với địa phương, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 31/2022/NĐ-CP trong tháng 02/2023 để tháo gỡ kịp thời các vướng mắc, thúc đẩy giải ngân gói hỗ trợ lãi suất 2% qua hệ thống các ngân hàng thương mại. 

 Đồng thời phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, đề xuất cấp có thẩm quyền cho điều chuyển phần dự toán không sử dụng hết sang các nhiệm vụ chi hoặc hình thức hỗ trợ phù hợp khác.

Nghị quyết giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương điều hành chính sách tiền tệ chắc chắn, chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả.

Khuyến khích các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí để ổn định mặt bằng lãi suất, phấn đấu giảm lãi suất cho vay; bảo đảm thanh khoản và an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng.

Điều hành tỷ giá phù hợp; phối hợp đồng bộ, chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác.

Ngân hàng Nhà nước điều hành tăng trưởng tín dụng hợp lý, tập trung vốn vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và động lực tăng trưởng, kiểm soát tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.

Tiếp tục tháo gỡ khó khăn về tín dụng bất động sản đối với các doanh nghiệp bất động sản và người mua theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 27 tháng 01 năm 2023.

Nghị quyết giao Bộ Tài chính căn cứ Kết luận của Bộ Chính trị, chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan để triển khai hiệu quả việc cơ cấu lại Ngân hàng Phát triển Việt Nam theo các nội dung được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Bộ Tài chính bám sát Đề án để có phương án huy động nguồn lực thực hiện Chương trình đã được phê duyệt tại Quyết định số 104/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ; có giải pháp phù hợp để đáp ứng kịp thời nguồn lực cho Ngân hàng Chính sách xã hội.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương điều hành chính sách tài khóa chủ động, có trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm hiệu quả, tập trung tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân, thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần giảm bớt áp lực chi phí đầu vào, giảm giá đầu ra để kiểm soát lạm phát, tạo điều kiện cho chính sách tiền tệ có thể điều hành tín dụng, lãi suất ở mức hợp lý, thuận lợi cho đầu tư, sản xuất kinh doanh.

Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính đề xuất các giải pháp đồng bộ giải quyết hiệu quả vấn đề nhà ở cho người lao động, bảo đảm "an cư lạc nghiệp"; báo cáo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trực tiếp chỉ đạo./.

 

*Vtv.vn (9/2): Thanh tra Chính phủ bốc thăm xác minh tài sản 67 người thuộc 4 bộ, 3 tập đoàn

Ngày 8/2 tại Hà Nội, Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã tiến hành bốc thăm lựa chọn người được xác minh tài sản, thu nhập thuộc diện kiểm soát tài sản, thu nhập của TTCP năm 2023.

Theo Kế hoạch số 266/KH- TTCP của TTCP về xác minh tài sản, thu nhập năm 2023, các cơ quan, tổ chức, đơn vị có người được xác minh năm 2023 gồm: Bộ Công thương, TTCP, Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT), Bộ Giao thông vận tải (GTVT); Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT); Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam.

Tổng số người được lựa chọn để xác minh tại 9 cơ quan, tổ chức, đơn vị gồm 67 người.

Hình thức lựa chọn người được xác minh là lựa chọn ngẫu nhiên bằng bốc thăm theo quy định tại khoản 3, Điều 15 Nghị định số 130/2020/NĐ - CP. Thời điểm tiến hành xác minh là quý II, III và quý IV/2023.

Phiếu bốc thăm ghi chữ số. Mỗi số tương ứng với số thứ tự trong danh sách của từng cơ quan, đơn vị. TTCP thực hiện việc bốc thăm theo từng cơ quan, đơn vị. Thứ tự bốc thăm lần lượt từ cơ quan, đơn vị có số người ít nhất đến cơ quan, đơn vị có số người nhiều nhất.

Đối với Bộ Công thương, Bộ TTTT, Bộ GDĐT, Bộ GTVT, TTCP, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu đều không thuộc thẩm quyền kiểm soát của TTCP. Do đó, sẽ tiến hành bốc thăm đủ số lượng người theo Kế hoạch 266.

Đối với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam theo quy định tại Khoản 3, Điều 15 Nghị định số 130/2020/NĐ - CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ thì trong số những người được lựa chọn để xác minh ngẫu nhiên có ít nhất 1 người là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị. Do vậy, sau khi bốc thăm 2 người mà đã có người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu thì tiếp tục bốc thăm người thứ 3 bình thường, nếu chưa có thì sẽ bốc thăm người thứ 3 phải là người đứng đầu hoặc cấp phó.

Danh sách cán bộ, công chức xếp theo thứ tự ABC thuộc các cơ quan, đơn vị được xác minh thuộc diện kiểm soát tài sản, thu nhập của TTCP.

 

*Vnexpress.net (8/2): Ngân hàng Nhà nước: Tín dụng vẫn đổ nhiều vào bất động sản

Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước khẳng định không siết bất động sản và năm 2022, lĩnh vực này vẫn chiếm trên 21% tổng dư nợ cho vay của nền kinh tế.

Tại hội nghị với doanh nghiệp bất động sản ngày 8/2, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú một lần nữa khẳng định, nhà điều hành không siết chặt tín dụng bất động sản và xem ngành này bình đẳng như các lĩnh vực khác.

Ngân hàng Nhà nước cho biết vẫn cấp tín dụng cho bất động sản với mức tăng trưởng cao và dư nợ lớn năm qua. Với các dự án, phương án vay vốn khả thi, giới ngân hàng cho vay theo đúng quy định. Nhà điều hành chỉ kiểm soát chặt chẽ rủi ro tín dụng với một số phân khúc bất động sản có rủi ro cao như đầu cơ, kinh doanh phân khúc lớn có tính đầu cơ dẫn đến tình trạng bong bóng.

Theo số liệu từ cơ quan này, dư nợ tín dụng bất động sản đến cuối năm 2022 đạt khoảng 2,58 triệu tỷ đồng, tăng hơn 24% so với cuối năm 2021 và là một trong những lĩnh vực được giải ngân với mức tăng cao nhất. Tính đến cuối 2022, bất động sản chiếm tỷ trọng 21,2% tổng dư nợ với nền kinh tế - là mức cao nhất trong 5 năm qua.

Trong đó, nguồn vốn tập trung chủ yếu vào nhu cầu tiêu dùng/tự sử dụng (chiếm gần 69%). Cho vay kinh doanh bất động sản chỉ chiếm hơn 31% (tăng 11,5% so với đầu năm).

Xét về phân khúc bất động sản, dư nợ giải ngân cho nhu cầu nhà ở chiếm hơn 62%, quyền sử dụng đất chiếm gần 21%, khu công nghiệp và khu chế xuất gần 2,7%, khác là 13,8%.

Thực tế, năm 2022, tín dụng tăng trưởng đổ dồn vào hết 6 tháng đầu 2022 với mức tăng trưởng mạnh nhất trong chục năm. Nhiều ngân hàng sử dụng hết hạn mức được cấp trong khi chưa được cấp thêm "room" mới khiến những tháng cuối năm nhiều doanh nghiệp, người dân không thể tiếp cận vốn.

Lãnh đạo của một ngân hàng cũng từng nhận định, kênh trái phiếu doanh nghiệp "đóng băng" khiến nhu cầu vốn của doanh nghiệp bất động sản đổ dồn tìm tới ngân hàng. Tuy nhiên, tín dụng ngân hàng khó lòng đáp ứng được nhu cầu lớn của lĩnh vực này khi "miếng bánh" có hạn và phải phân bổ cho nhiều ngành sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, việc cấp tín dụng hằng năm phải song hành nhiệm vụ kiểm soát cân đối vĩ mô như cung tiền, lạm phát...

Hiện nay, theo báo cáo của các ngân hàng, Bộ Xây dựng và Hiệp hội Bất động sản TP HCM, khó khăn vướng mắc của thị trường bất động sản tập trung chủ yếu ở các vấn đề về thủ tục pháp lý (chiếm 70% khó khăn, vướng mắc của thị trường), trình tự thủ tục đầu tư, về nguồn vốn trái phiếu. Do đó, để tháo gỡ, theo Ngân hàng Nhà nước, cần sự triển khai đồng bộ các giải pháp từ phía các bộ, ngành liên quan.

Thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước vẫn sẽ điều hành chính sách tiền tệ và tín dụng để vừa đảm bảo an toàn hệ thống vừa góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

 

*Vietnamplus.vn (8/2): 28 bộ ngành, địa phương lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật Đất đai

Theo thông kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tính đến ngày 7/2, đã có 28 bộ, ngành, địa phương tại các khu vực trên cả nước ban hành Kế hoạch lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Vụ Đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường) vừa có báo cáo tiến độ thực hiện kế hoạch lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) và tổng hợp, tiếp thu ý kiến nhân dân, theo tinh thần Nghị quyết số 170/NQ-CP ngày 31/12/2022 của Chính phủ.

Theo đó, tính đến ngày 7/2/2023, thống kê từ Vụ Đất đai cho thấy đã có 28 bộ, ngành, địa phương tại các khu vực trên cả nước ban hành Kế hoạch lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) theo Nghị quyết số 170/NQ-CP của Chính phủ về ban hành Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Trong đó, về phía các bộ/ngành, hiện có Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Về phía các địa phương, hiện có 25 tỉnh, thành phố đã ban hành kế hoạch trên, bao gồm: Hà Giang, Điện Biên, Yên Bái, Lạng Sơn, Phú Thọ, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Bình Định, Bình Thuận, Đăk Nông, Gia Lai, Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Bến Tre, Sóc Trăng, Cà Mau.

Ngoài ra, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã nhận được 2 ý kiến góp ý bằng văn bản; 197 lượt ý kiến góp ý của tổ chức, cá nhân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) trên website lấy ý kiến nhân dân (https://luatdatdai.monre.gov.vn).

Nội dung góp ý tập trung ý kiến nhiều nhất tại chương I quy định chung; chương VII bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất; chương X đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; chương VI thu hồi đất, trưng dụng đất; chương XI tài chính về đất đai, giá đất; chương IX giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.

Trước đó, ngày 30/1/2023, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Quyết định số 120/QĐ - BTNMT ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 170/NQ-CP. Theo đó, từ ngày 20/2-15/3, cơ quan này sẽ tổ chức các đoàn công tác theo dõi, đôn đốc việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) tại các địa phương.

 

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

*Vtv.vn (10/2): Cần Thơ triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử

UBND TP Cần Thơ vừa ban hành Công văn về việc triển khai thực hiện nhiệm vụ năm 2023 của Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử.

Cụ thể, thành phố Cần Thơ sẽ ứng dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, hệ thống định danh và xác thực điện tử, thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia một cách linh hoạt, sáng tạo phù hợp Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 để phục vụ 5 nhóm tiện ích: Phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến; phục vụ phát triển kinh tế, xã hội; phục vụ công dân số; hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư; phục vụ chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp.

Nội dung đáng chú ý trong kế hoạch này đó là việc cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính và tổ chức thực hiện tích hợp, kết nối và chia sẻ dữ liệu dân cư giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với Cổng Dịch vụ công quốc gia, hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp thành phố phục vụ xác thực, chia sẻ thông tin công dân khi thực hiện thủ tục hành chính theo nguyên tắc không yêu cầu khai báo lại các thông tin đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

 

* Chinhphu.vn (9/2): Kiên Giang đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với chuyển đổi số

Hiện thời gian giải quyết các thủ tục hành chính (TTHC) tại Kiên Giang đã giảm nhiều so với quy định; quy trình giải quyết được thường xuyên được cập nhật; hồ sơ giải quyết trước và đúng hạn đạt tỉ lệ cao. Số liệu các nhóm chỉ số đánh giá trên Cổng Dịch vụ công quốc gia được cải thiện như: "Mức độ hài lòng của người dân" xếp hạng 01/63 tỉnh, thành phố. "Dịch vụ công trực tuyến" từ 14% (đầu năm 2022) lên 46,9% (vào cuối năm 2022).

Phát huy vai trò của người đứng đầu trong CCHC

Trao đổi với Báo Điện tử Chính phủ, Giám đốc Sở Nội vụ Kiên Giang Nguyễn Hoàng Thông cho biết, thời gian qua, UBND tỉnh đã quyết liệt chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và địa phương đẩy mạnh công tác CCHC, đầu tư cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành phục vụ người dân, doanh nghiệp, bước đầu đạt được một số kết quả đáng khích lệ.

Kiên Giang đã xây dựng mới trụ sở Trung tâm Phục vụ hành chính công với đầy đủ tiện nghi, hiện đại nhằm phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn. Củng cố và kiện toàn Ban Chỉ đạo CCHC ở 3 cấp (tỉnh, huyện, xã) và ở các sở, ngành; người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương phải là Trưởng Ban chỉ đạo; thực hiện tốt việc giao ban Ban Chỉ đạo CCHC để kịp thời đôn đốc, nhắc nhở việc thực hiện các nhiệm vụ CCHC.

Tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo với sự tham dự của Bộ Nội vụ, VCCI, Văn phòng Chính phủ, các chuyên gia… để phân tích đánh giá, xác định rõ những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân, trách nhiệm trong công tác CCHC của tỉnh ngay sau khi Bộ Nội vụ công bố kết quả năm 2021. Qua đó tiếp thu các ý kiến góp ý và đề ra giải pháp khắc phục, cải thiện và nâng cao hiệu quả công tác CCHC, nhất là đã xây dựng kế hoạch thực hiện với 55 nhiệm vụ, tập trung giải quyết tốt 3 nhóm vấn đề: "Cải cách hành chính" - "Công khai minh bạch" - "Trách nhiệm giải trình". Thành lập các Tổ kiểm tra công vụ để kịp thời chấn chỉnh các hạn chế.

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong CCHC như ký thỏa thuận hợp tác với VNPT, Zalo và thiết lập kênh truyền thông chuyển đổi số trên Zalo

Triển khai cơ sở dữ liệu phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số

Đến nay, tỉnh đã triển khai đến 100% các sở, ban, ngành tỉnh và UBND cấp huyện, cấp xã; hiện đang cung cấp 1.977 dịch vụ công trực tuyến (cung cấp 100% TTHC đủ điều kiện lên toàn trình); đã kết nối thanh toán trực tuyến với 6 ngân hàng lớn gồm Vietinbank, Agribank, SHB, BIDV, Vietcombank, VPBank và các hệ thống thanh toán trực tuyến, ví điện tử như: VNPT Pay, MoMo, Viettel Pay... xếp thứ 20/63 tỉnh, thành trong cả nước về số lượng dịch vụ đồng bộ, liên thông lên Cổng dịch vụ công quốc gia.

Hệ thống Cổng Thông tin điện tử của tỉnh gồm 01 Cổng chính và 37 Trang Thông tin điện tử thành phần của các sở, ngành, địa phương thường xuyên cập nhật, cung cấp thông tin chỉ đạo, điều hành, CCHC, tiếp nhận phản ánh, kiến nghị cho người dân, doanh nghiệp và tổ chức trong và ngoài tỉnh nhanh chóng, hiệu quả.

‘Quán quân’ mức độ hài lòng của người dân trên Cổng dịch vụ công

Hiện nay, thời gian giải quyết các TTHC cho người dân và doanh nghiệp của Kiên Giang đã giảm nhiều so với quy định; quy trình giải quyết được thường xuyên được cập nhật; hồ sơ giải quyết trước và đúng hạn đạt tỷ lệ cao. 

Trong năm 2022, cấp huyện đã giải quyết 68.726/71.719 hồ sơ; cấp xã giải quyết 560.575/561.272 hồ sơ. Riêng Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh đã tiếp nhận 44.292 hồ sơ, trong đó hồ sơ trực tuyến là 26.234 hồ sơ, tăng 88% so với cùng kỳ, đã giải quyết 38.993 hồ sơ, đạt 88%, trong đó, trước và đúng hạn 36.211 hồ sơ, đạt tỉ lệ 93%; trễ hạn 1.782 hồ sơ, giảm 43,48% so với cùng kỳ.

Số liệu các nhóm chỉ số đánh giá trên Cổng Dịch vụ công quốc gia được cải thiện như: "Mức độ hài lòng của người dân" xếp hạng 01/63 tỉnh, thành phố. "Dịch vụ công trực tuyến" từ 14% (đầu năm 2022) lên 46,9% (vào cuối năm 2022).

 

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH

* Vtv.vn (9/2): Xét xử 2 cựu Giám đốc Sở Y tế Cần Thơ sai phạm trong đấu thầu thiết bị y tế

Sáng 9/2, TAND TP Hồ Chí Minh mở phiên xét xử sơ thẩm vụ án vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Sở Y tế TP Cần Thơ.

Bị cáo Bùi Thị Lệ Phi, Cao Minh Chu (hai cựu Giám đốc Sở Y tế Cần Thơ) và 18 bị cáo khác hầu tòa trong vụ án này.

Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, thông qua mối quan hệ với ông Võ Thành Thống (khi đó là Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ, sau là Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa nghỉ hưu trước tuổi vào tháng 11/2022), bị cáo Hoàng Thị Thúy Nga, Chủ tịch Hội đồng sáng lập Tập đoàn Hành trình thành công mới (NSJ Group) biết được thông tin địa phương có 4 gói thầu mua sắm cần thực hiện tại Bệnh viện Nhi và Bệnh viện Tim. Ông Võ Thành Thống sau đó đã giới thiệu bà Nga với các bị cáo Phi và Chu (khi đó là Giám đốc và Phó Giám đốc Sở Y tế Cần Thơ). Bị cáo Nga đã đặt vấn đề mong muốn được lãnh đạo Sở Y tế chỉ đạo cấp dưới, tạo điều kiện trúng các gói thầu theo giá do mình đưa ra.

Quá trình làm việc, bị cáo Nga đã cung cấp thông số kỹ thuật, cấu hình, báo giá khống một số thiết bị để cùng Sở Y tế Cần Thơ lập hồ sơ thầu theo mức giá 2 bên thống nhất. Ngoài ra, các công ty của bị cáo Nga còn ký trước hợp đồng mua hàng để đáp ứng tiêu chí của gói thầu và tự là "quân xanh" để thông thầu. Kết quả đấu thầu, 2 công ty của bị cáo Nga là Công ty NSJ và Công ty Bình An trúng 4 gói thầu với tổng giá trị gần 90 tỷ đồng, gây thiệt hại cho nhà nước gần 33 tỷ đồng.

Cáo trạng cũng xác định, khi trúng thầu, bị cáo Hoàng Thị Thúy Nga đã "lại quả" cho bị cáo Bùi Thị Lệ Phi 3 tỷ đồng. Bị cáo Cao Minh Chu nhận từ cấp dưới của bị cáo Nga 200 triệu đồng.

Sau khi rời Công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC), bị cáo Hoàng Thị Thúy Nga thành lập Tập đoàn hành trình Thành công mới (NSJ Group). Sau đó, NSJ Group thành lập thêm 7 công ty hoạt động về lĩnh vực giáo dục và y tế. Bị cáo Nga từng là cấp dưới của Nguyễn Thị Thanh Nhàn, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty AIC (là bị cáo trong vụ án gian lận đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai).

Hội đồng xét xử đã triệu tập 109 tổ chức, cá nhân tham gia với tư cách người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan; trong đó có ông Võ Thành Thống, nguyên Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ. Phiên tòa ngày 9/2 có 25/109 người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan vắng mặt.

Phiên tòa dự kiến xét xử đến ngày 20/2.

 

*Vtv.vn (8/2): Kỷ luật khiển trách 2 Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương

Hai Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương nhiệm kỳ 2021 - 2026 Mai Hùng Dũng và Nguyễn Lộc Hà bị kỷ luật do đã có những vi phạm, khuyết điểm trong công tác.

Cụ thể, tại Quyết định 60/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức Khiển trách đối với ông Mai Hùng Dũng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Ban cán sự đảng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Dương nhiệm kỳ 2021 - 2026 do đã có những vi phạm, khuyết điểm trong công tác và Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật về Đảng; thời gian thi hành kỷ luật tính từ ngày công bố Quyết định số 845-QĐ/UBKTTW ngày 9/12/2022 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương về thi hành kỷ luật.

Tại Quyết định số 61/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức Khiển trách đối với ông Nguyễn Lộc Hà, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương nhiệm kỳ 2021 - 2026, do đã có những vi phạm, khuyết điểm trong công tác và Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật về Đảng; thời gian thi hành kỷ luật tính từ ngày công bố Quyết định số 846-QĐ/UBKTTW ngày 9/12/2022 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương về thi hành kỷ luật.

Trước đó, ngày 29/11 và 30/11/2022, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 23, đã xem xét, kết luận: Thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, sau khi xem xét kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban cán sự đảng UBND tỉnh Bình Dương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận thấy: Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Bình Dương đã nỗ lực, quyết tâm, quyết liệt trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19, góp phần kiểm soát, đẩy lùi dịch bệnh, phục hồi, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội.

Tuy nhiên, trong lãnh đạo, chỉ đạo, Ban cán sự đảng UBND tỉnh đã vi phạm quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo để UBND tỉnh và một số tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong đấu thầu, mua sắm sinh phẩm, hóa chất, vật tư y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch.

Những vi phạm, khuyết điểm nêu trên có nguy cơ gây thiệt hại lớn ngân sách nhà nước, ảnh hưởng đến uy tín của cấp ủy và chính quyền địa phương.

Trách nhiệm đối với những vi phạm, khuyết điểm nêu trên thuộc về Ban cán sự đảng, Lãnh đạo UBND tỉnh Bình Dương. Liên quan đến vấn đề này còn có trách nhiệm của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và một số tổ chức đảng, đảng viên.

Xét nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm; căn cứ quy định của Đảng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định thi hành kỷ luật khiển trách Ban cán sự đảng UBND tỉnh Bình Dương nhiệm kỳ 2021-2026 và một số cán bộ lãnh đạo, trong đó có ông Mai Hùng Dũng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Ban cán sự đảng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; ông Nguyễn Lộc Hà, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy viên Ban cán sự đảng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

 

* Tienphong.vn (8/2): Bắc Giang: Khởi tố nguyên Trưởng thôn bán đất công

Ngày 8/2, Công an huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đang điều tra, mở rộng vụ án nguyên trưởng thôn ở xã Trù Hựu bán đất công.

Theo đó, Công an huyện Lục Ngạn đã tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Trần Đình Đương (SN 1953, trú tại thôn Hợp Thành, xã Trù Hựu, huyện Lục Ngạn). Ông Đương nguyên là trưởng thôn Hợp Thành. Ông Đương bị khởi tố về tội "Lạm quyền trong khi thi hành công vụ”.

Năm 2015, bị can Đương là trưởng thôn Hợp Thành đã tự ý cho đấu thầu thửa đất “Ao to” thuộc đất công ích của Nhà nước cho anh Diệp Văn C. (trú cùng thôn), với số tiền 220 triệu đồng.

Hiện Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của lô đất trên đã bị UBND huyện Lục Ngạn thu hồi do cấp trái thẩm quyền và Công an huyện Lục Ngạn đang điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

 

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH

*Daibieunhandan.vn (8/2): Thu ngân sách tháng 1 ước đạt hơn 183 nghìn tỷ đồng

Ngày 7.2, Bộ Tài chính cho biết, số thu ngân sách nhà nước tháng 1 ước đạt 183,7 nghìn tỷ đồng, bằng 11,3% dự toán, giảm 0,5% so với cùng kỳ năm 2022. Trong số đó, thu nội địa ước đạt 160,4 nghìn tỷ đồng, bằng 12% dự toán, tăng 3,1% so cùng kỳ năm 2022, thu từ dầu thô ước đạt 5,3 nghìn tỷ đồng, bằng 12,6% dự toán, tăng 67,7% so cùng kỳ năm 2022, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu ước đạt 28 nghìn tỷ đồng, bằng 6,6% dự toán, bằng 65% so với cùng kỳ năm 2022.

Bộ Tài chính cũng cho biết, đến ngày 26.1, Bộ đã nhận được quyết định phân bổ, giao dự toán chi ngân sách thường xuyên cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc của 64/78 (82,1%) bộ, cơ quan trung ương; quyết định phân bổ, giao dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản cho các chủ đầu tư của 33/52 (63,5%) bộ, cơ quan trung ương được giao kế hoạch vốn năm 2023.

Theo Bộ Tài chính, phân bổ, giao dự toán ngân sách nhà nước của các bộ, cơ quan trung ương cơ bản đáp ứng yêu cầu, đúng chính sách, chế độ quy định và trong phạm vi dự toán được giao. Tuy nhiên, vẫn còn một số trường hợp chậm triển khai hoặc chưa phân bổ hết dự toán được giao; phân bổ dự toán chưa đúng quy định. Bộ Tài chính đã yêu cầu khẩn trương hoàn thành việc phân bổ, giao dự toán hoặc điều chỉnh lại dự toán đã phân bổ theo quy định. Đối với các địa phương, Hội đồng Nhân dân 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã quyết định dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 của địa phương.

Về chi ngân sách nhà nước, tổng chi cân đối ngân sách nhà nước tháng 01 ước đạt 114,9 nghìn tỷ đồng, bằng 5,5% dự toán, đáp ứng các nhu cầu chi thường xuyên để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, quản lý nhà nước, bảo đảm an sinh xã hội.

Theo Bộ Tài chính, chi ngân sách tập trung bảo đảm kinh phí tiền lương, lương hưu, trợ cấp xã hội cho các đối tượng chính sách; bảo đảm chi trả đầy đủ, kịp thời các khoản nợ lãi đến hạn. Bên cạnh đó, thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã xuất cấp 17 nghìn tấn gạo dự trữ quốc gia để cứu trợ, cứu đói cho nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán, giáp hạt đầu năm 2023.

Riêng chi đầu tư phát triển, tổng kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước năm 2023 là 756,1 nghìn tỷ đồng, trong đó kế hoạch vốn đã được Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ giao là 707 nghìn tỷ đồng; kế hoạch vốn Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ chưa giao là 12,9 nghìn tỷ đồng; kế hoạch vốn các địa phương giao tăng thêm so kế hoạch vốn được Thủ tướng Chính phủ giao là 36,2 nghìn tỷ đồng.

Do trong tháng 1, các bộ, ngành địa phương tập trung hoàn thiện hồ sơ, thủ tục, thanh toán vốn cho các dự án thuộc kế hoạch năm 2022 (ước giải ngân kế hoạch vốn năm 2022 đến hết thời gian chỉnh lý quyết toán đạt 80,63% dự toán được cấp thẩm quyền quyết định, so kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao thì đạt 92,97%). Đồng thời, đang trong quá trình phân bổ, giao chi tiết và thông báo kế hoạch vốn năm 2023 cho các chủ đầu tư, nên tiến độ chi tháng 1 đạt thấp, ước đạt 1,8% dự toán Quốc hội quyết định, bằng 1,81% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

 

QUY HOẠCH

*Vtv.vn (9/2): Tầm nhìn 2045, đồng bằng sông Hồng thành trung tâm kinh tế, tài chính lớn

 Tầm nhìn đến 2045, vùng đồng bằng sông Hồng với 3 cực tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh sẽ là trung tâm kinh tế, tài chính mang tầm khu vực và thế giới.

3 cực tăng trưởng

Chiều 9/2, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) tổ chức họp báo công bố thông tin về việc tổ chức Hội nghị triển khai chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 30 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn 2045.

Đặc biệt, hội nghị cũng sẽ công bố quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch chung TP Hạ Long đến năm 2040.

Theo thống kê, tăng trưởng kinh tế bình quân vùng đồng bằng Sông Hồng giai đoạn 2005-2020 đạt 7,94%/năm, cao hơn mức bình quân cả nước. Quy mô kinh tế tăng nhanh, đến năm 2020 gấp 7,75 lần so với năm 2005, chiếm 29,4% GDP cả nước. Vùng đồng bằng sông Hồng có khu vực kinh tế tư nhân phát triển mạnh, năng động với số lượng doanh nghiệp đứng thứ 2 cả nước; địa bàn thu hút FDI đứng thứ 2 cả nước, chiếm 31,4% tổng vốn FDI cả nước.

Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh trở thành 3 cực tăng trưởng trong tam giác động lực phát triển kinh tế vùng. Trong đó, Thủ đô Hà Nội giữ vị trí, vai trò là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế quốc tế, một động lực phát triển của vùng và cả nước.

Tuy nhiên, vùng còn nhiều khó khăn, thách thức lớn, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế như: Chuyển dịch kinh tế chậm, các địa phương phát triển không đồng đều, tăng trưởng phụ thuộc vào vốn, lao động và tài nguyên; thu ngân sách Nhà nước chưa bền vững, phụ thuộc lớn vào doanh nghiệp FDI.

Ngoài ra, năng suất lao động chậm cải thiện. Khoa học công nghệ chưa trở thành động lực cho phát triển. Công tác quy hoạch, thực hiện quy hoạch còn chậm, nhiều bất cập. Đầu tư công còn dàn trải, nhiều dự án chậm tiến độ...

Chính vì vậy, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 30 với mục tiêu phát triển vùng đồng bằng sông Hồng trở thành vùng phát triển nhanh, bền vững, hiện đại, văn minh, sinh thái đậm đà bản sắc dân tộc; là trung tâm kinh tế, tài chính lớn mang tầm khu vực và thế giới.

10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm

Để thực hiện Nghị quyết số 30, Chính phủ đề ra 21 mục tiêu cụ thể và 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, bao gồm: Công tác quán triệt, tuyên truyền, phổ biến thông tin, tạo sự thống nhất, đồng thuận của xã hội trong xây dựng, tổ chức thực hiện và triển khai các chương trình, kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 30 của Bộ Chính trị.

Hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển và liên kết vùng; Phát triển kinh tế vùng; Phát triển bền vững hệ thống đô thị bền vững và kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; Phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; Phát triển giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực;

Phát triển văn hóa - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân; Quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; Bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại; Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị.

Ngoài ra, Chương trình hành động của Chính phủ cũng đã đề ra 36 nhiệm vụ cụ thể và 20 dự án kết cấu hạ tầng và phân công cụ thể cho các Bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện, có lộ trình thời gian thực hiện cụ thể.

 

THẾ GIỚI

*Vtv.vn (10/2): Các ngân hàng tại Thái Lan nỗ lực ngăn chặn tội phạm công nghệ cao

Các ngân hàng ở Thái Lan đang nỗ lực phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ để ngăn chặn tội phạm công nghệ cao trong lĩnh vực tài chính.

Từ đầu năm đến nay, tài chính là lĩnh vực chịu ảnh hưởng nhiều nhất của tội phạm mạng, với việc ghi nhận 308 trường hợp bị tấn công bằng mã độc tống tiền, tiếp theo là lĩnh vực sản xuất với 182 trường hợp, viễn thông với 70 trường hợp, chăm sóc sức khỏe với 42 trường hợp.

Ông Kitti Kosavisutte, cố vấn danh dự của Nhóm ứng phó khẩn cấp máy tính ngành ngân hàng Thái Lan (TB-CERT), một nhóm các tổ chức tài chính thuộc Hiệp hội Ngân hàng Thái Lan (TBA), cho biết 10 ngành công nghiệp hàng đầu của Thái Lan đã ghi nhận 1.910 trường hợp bị mã độc tống tiền tấn công trong năm nay.

TB-CERT, phối hợp với một số tổ chức, cơ quan chính phủ và khu vực tư nhân, đang phát triển và nâng cấp các hệ thống bảo mật để ngăn chặn tội phạm mạng. Ông Kitti cho biết ngành ngân hàng đang dành sự quan tâm cho việc ngăn ngừa rủi ro từ các cuộc tấn công mạng nhằm vào các ứng dụng của các ngân hàng trên điện thoại di động (mobile banking), trong bối cảnh các dịch vụ ngân hàng kỹ thuật số ngày càng phổ biến.

Theo hướng dẫn an ninh mạng của TBA, đối với việc sử dụng ứng dụng ngân hàng trên điện thoại di động, các ngân hàng có các hệ thống phát hiện tích hợp để từ chối các ứng dụng di động giả mạo. Tuy nhiên, ông Kitti lưu ý người dùng ứng dụng cũng cần phải chấp nhận một số rủi ro kỹ thuật số. Ông nhấn mạnh: "Người dùng ứng dụng của ngân hàng trên điện thoại di động nên tải xuống các ứng dụng này thông qua các kho phần mềm chính thức như Play Store hoặc App Store thay vì tải các ứng dụng từ các liên kết không xác định".

TBA đang triển khai thành lập Cơ quan đăng ký gian lận trung tâm để điều tra gian lận tài chính trong ngành ngân hàng, đặc biệt là việc sử dụng tài khoản tiền gửi chỉ định. Các ngân hàng cũng lên kế hoạch chia sẻ thông tin chi tiết về các tài khoản lừa đảo với trung tâm dữ liệu của cơ quan đăng ký để giảm rủi ro tài chính.

 

*Vietnamplus.vn (10/2): Anh gia hạn thêm 1 năm tiến trình thành lập chính quyền ở Bắc Ireland

Anh sẽ lùi thời hạn chót để các đảng ở Bắc Ireland thành lập chính quyền đến ngày 18/1/2024, song vẫn bảo lưu quyền kêu gọi tổ chức cuộc bầu cử vào bất cứ thời điểm nào từ nay đến thời gian nói trên.

Chính phủ Anh ngày 9/2 thông báo sẽ gia hạn thêm một năm để Bắc Ireland tổ chức bầu cử và thành lập chính quyền mới sau khi những bế tắc liên quan đến thỏa thuận hậu Brexit - Anh rời khỏi Liên minh châu Âu, không có dấu hiệu đạt được tiến bộ.

Theo thông báo, Anh sẽ lùi thời hạn chót để các đảng ở Bắc Ireland thành lập chính quyền đến ngày 18/1/2024, song vẫn sẽ bảo lưu quyền kêu gọi tổ chức cuộc bầu cử vào bất cứ thời điểm nào từ nay đến thời gian nói trên.

Bắc Ireland đã không có chính quyền hoạt động kể từ tháng Hai sau khi đảng Hợp nhất Dân chủ (DUP), vốn ủng hộ Bắc Ireland nằm trong Vương quốc Anh, tẩy chay việc chia sẻ quyền lực tại khu vực để phản đối các thỏa thuận thương mại hậu Brexit với EU liên quan đến Nghị định thư Bắc Ireland, cho rằng thỏa thuận này làm suy yếu vị thế của Bắc Ireland trong Vương quốc Anh.

DUP tuyên bố sẽ không tham gia cơ quan hành pháp chia sẻ quyền lực theo luật định ở Bắc Ireland cho đến khi các vấn đề về Nghị định thư Bắc Ireland được giải quyết.

Bộ trưởng phụ trách Bắc Ireland của Anh Chris Heaton-Harris cho biết quyết định gia hạn được đưa ra nhằm giúp cho các bên của Bắc Ireland có thêm thời gian làm việc cùng nhau và quay trở lại tiến trình thành lập chính quyền khi các cuộc thảo luận về Nghị định thư tiếp tục diễn ra giữa Vương quốc Anh và EU.

Chính phủ Anh cho biết họ đang nỗ lực để giải quyết các vấn đề liên quan đến nghị định thư trên và mong muốn thấy một giải pháp được thống nhất với EU trong thời gian sớm nhất có thể./.

 

*Vietnamplus.vn (10/2): Nam Phi tuyên bố tình trạng thảm họa quốc gia do mất điện kéo dài

Công ty điện lực Nam Phi đang thực hiện việc cắt điện luân phiên trên toàn quốc, khiến các hộ gia đình chìm trong bóng tối, làm gián đoạn hoạt động sản xuất và gây tổn hại cho các doanh nghiệp.

Ngày 9/2, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa đã tuyên bố tình trạng thảm họa quốc gia do tình trạng mất điện nghiêm trọng trên toàn quốc và nhấn mạnh việc thiếu điện đang gây ra mối đe dọa hiện hữu đối với nền kinh tế và cơ cấu xã hội.

Trong thông điệp quốc gia hàng năm được phát biểu trước Quốc hội tại Tòa thị chính thành phố Cape Town, Tổng thống Ramaphosa cho biết đất nước đang phải gánh chịu một cuộc khủng hoảng năng lượng sâu sắc.

Tổng thống nhấn mạnh: "Cuộc khủng hoảng đã dần dần ảnh hưởng đến mọi thành phần của xã hội. Chúng ta phải hành động để giảm bớt tác động của cuộc khủng hoảng đối với nông dân, doanh nghiệp nhỏ, cơ sở hạ tầng nước và mạng lưới giao thông của chúng ta."

Thông qua tuyên bố về cuộc khủng hoảng, Tổng thống Ramaphosa cho rằng việc phối hợp giải quyết khủng hoảng có thể tập trung vào một điểm duy nhất.

Cuộc khủng hoảng thiếu điện đã diễn ra trong nhiều năm tại Nam Phi, được cho là kết quả của sự chậm trễ trong việc xây dựng các nhà máy nhiệt điện than mới, tham nhũng trong các hợp đồng cung cấp than, tình trạng phá hoại và thất bại trong việc nới lỏng quy định để cho phép các nhà cung cấp tư nhân nhanh chóng đưa năng lượng tái tạo vào khai thác.

Công ty điện lực nhà nước Eskom đang thực hiện việc cắt điện luân phiên hàng ngày trên toàn quốc, khiến các hộ gia đình chìm trong bóng tối, làm gián đoạn hoạt động sản xuất và gây tổn hại cho các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô.

 

*Vtv.vn (10/2): Số người tử vong trong trận động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ - Syria tăng lên hơn 20.700

Tại động đất đã tăng lên ít nhất 17.406, 70.347 người khác được báo cáo bị thương tính đến tới 9/2, theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Thổ Nhĩ Kỳ Süleyman Soylu.

Tổng số người tử vong ở Tổng số người bị thương do dộng đất ở Syria trên tất cả các vùng lãnh thổ bị ảnh hưởng đã tăng lên 5.245 người, với 2.295 người ở khu vực do Chính phủ kiểm soát và 2.950 người ở khu vực do quân nổi dậy nắm giữ.

Trận động đất hôm 6/2, sau đó vài giờ là trận thứ hai có cường độ gần như tương tự, đã khiến hàng nghìn tòa nhà bao gồm bệnh viện, trường học và khu chung cư đổ sập, hàng nghìn người mất nhà cửa.

Hơn 12.000 nhân viên tìm kiếm và cứu hộ Thổ Nhĩ Kỳ đang làm việc tại các khu vực bị ảnh hưởng, cùng với 9.000 binh sĩ. Trên 70 quốc gia đã cung cấp các đội cứu hộ, trang thiết bị, máy móc phục vụ công tác tìm kiếm cứu hộ và viện trợ khác.

 

Khoản hỗ trợ trị giá 780 triệu USD sẽ được gửi ngay lập tức cho Ankara, trong khi các khoản vay khác thuộc gói cứu trợ nêu trên sẽ được chuyển sang hai dự án vay vốn của WB tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Ngày 9/2, Ngân hàng Thế giới (WB) thông báo đang tiến trình các bước để hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khoản hỗ trợ và phục hồi tài chính trị giá 1,78 tỷ USD.

Động thái này được đưa ra trong thời điểm Thổ Nhĩ Kỳ đang xử lý hậu quả của trận động đất kinh hoàng, khiến hơn 20.000 người thiệt mạng và hàng trăm nghìn người rơi vào cảnh vô gia cư. 

Thông báo cho biết khoản hỗ trợ trị giá 780 triệu USD sẽ được gửi ngay lập tức cho Ankara, trong khi các khoản vay khác thuộc gói cứu trợ nêu trên sẽ được chuyển sang hai dự án vay vốn của WB tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Ngoài ra, người phát ngôn của WB cho biết một khoản viện trợ khác trị giá 1 tỷ USD để giúp Thổ Nhĩ Kỳ phục hồi và tái thiết cũng đang được chuẩn bị, nhưng cần thời gian để dàn xếp. 

Cùng ngày, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu để thảo luận về cách Washington có thể hỗ trợ Ankara và Syria sau trận động đất.

Thông báo cho biết: "Đây là nỗ lực nhằm làm rõ xem phía Thổ Nhĩ Kỳ cần hỗ trợ gì từ phía Mỹ."

 

* Hanoimoi.com.vn (9/2): Lào đẩy mạnh nỗ lực tìm giải pháp vực dậy nền kinh tế

Trong bối cảnh lạm phát leo thang tới 40,3% trong tháng 1-2023, Chính phủ Lào đã chỉ đạo các bộ, ngành liên quan phải giải quyết những thách thức mà nước này đang đối mặt và làm việc tích cực hơn để khôi phục nền kinh tế.

Phát biểu tại họp báo sau cuộc họp Chính phủ hằng tháng, bà Thipphakone Chanthavongsa, Người phát ngôn Chính phủ Lào cho biết, để giải quyết các khó khăn và khôi phục nền kinh tế, Chính phủ sẽ tập trung ổn định tỷ giá hối đoái và điều tiết giá cả hàng hóa. Bên cạnh đó, Chính phủ Lào cũng sẽ nỗ lực tăng dự trữ ngoại tệ và thúc đẩy việc sử dụng đồng kip nhiều hơn, đồng thời khuyến khích người dân tăng cường canh tác, trồng trọt để xuất khẩu.

Tại cuộc họp dưới sự chủ trì của Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, các đại biểu tham dự cũng nhất trí sẽ cải thiện chất lượng dịch vụ và phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là xây dựng đường vào các điểm tham quan du lịch để đáp ứng lượng du khách dự kiến. Chính phủ Lào cam kết hợp tác với khu vực tư nhân để cải thiện các điểm thu hút khách du lịch và nâng cấp dịch vụ đường sắt nhằm vận chuyển hành khách và hàng hóa hiệu quả hơn.

 

* Vtv.vn (8/2): Ngành du lịch Singapore hồi phục mạnh mẽ trong năm 2022

Con số này đã vượt qua dự báo trước đó của STB là từ 4 đến 6 triệu khách.

Ông Keith Tan - Tổng Cục trưởng của Tổng cục Du lịch Singapore (STB) - cho biết: "Thành quả mà ngành du lịch đạt được trong năm 2022 đã chứng minh sức hấp dẫn của Singapore với vị thế là điểm đến kinh doanh và giải trí hàng đầu cho du khách sau đại dịch. Để duy trì tốc độ phát triển của ngành du lịch trong năm 2023 và xa hơn nữa, chúng tôi sẽ không ngừng mở rộng quan hệ hợp tác, xây dựng lịch trình sự kiện phong phú quanh năm và tăng cường đầu tư vào các sản phẩm cũng như trải nghiệm mới được hình dung lại tại Đảo quốc. Đồng thời, STB sẽ tiếp tục hỗ trợ các đơn vị trong ngành xây dựng phát triển khả năng cần thiết để đáp ứng nhu cầu của du khách".

 

*Vietnamplus.vn (8/2): Australia triển khai tiêm mũi vaccine ngừa COVID-19 thứ 5

Theo nhóm tư vấn về tiêm chủng của Australia, người đã tiêm đủ 4 mũi vaccine, kể cả những người trên 65 tuổi, vẫn có nguy cơ cao mắc bệnh nghiêm trọng và tử vong, do vậy cần được tiêm mũi tăng cường.

Nhóm tư vấn kỹ thuật về tiêm chủng của Australia (ATAGI) đã khuyến nghị tất cả những người từ 18 tuổi trở lên, những người chưa tiêm vaccine ngừa COVID-19 hoặc mắc bệnh trong 6 tháng qua có thể tiêm mũi mới nhất từ ngày 20/2.

Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, trước đó, chỉ những người trưởng thành tại Australia bị suy giảm miễn dịch nghiêm trọng mới được tiêm mũi vaccine ngừa COVID-19 thứ 5.

Tuy nhiên, ATAGI cho rằng những người đã tiêm đủ 4 mũi vaccine ngừa COVID-19, kể cả những người trên 65 tuổi, vẫn có nguy cơ cao mắc bệnh nghiêm trọng và tử vong do vậy cần được tiêm mũi tăng cường trong năm 2023.

 

*Vietnamplus.vn (8/2): EU ưu tiên củng cố thị trường chung và thúc đẩy chuyển đổi xanh

Hiệu quả kinh tế suy giảm, cuộc xung đột Nga-Ukraine, khủng hoảng năng lượng, lạm phát gia tăng và biến đổi khí hậu đều ảnh hưởng đến các doanh nghiệp ở EU.

Quá trình chuyển đổi xanh và củng cố thị trường chung của Liên minh châu Âu (EU) là trọng tâm của các cuộc thảo luận giữa các bộ trưởng cạnh tranh của các nước thành viên trong khối diễn ra vào ngày 7/2 tại Stockholm, Thụy Điển.

Ông Johan Forssell, Bộ trưởng Hợp tác phát triển quốc tế và ngoại thương Thụy Điển, cho biết hiệu quả kinh tế suy giảm, cuộc xung đột Nga-Ukrainekhủng hoảng năng lượnglạm phát gia tăng và biến đổi khí hậu đều ảnh hưởng đến các doanh nghiệp ở EU.

Do đó, ông cho rằng điều quan trọng là phải củng cố thị trường đơn nhất và thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh để tăng cường khả năng cạnh tranh lâu dài.

Thị trường chung EU kỷ niệm 30 năm thành lập vào tháng 1/2023. Trong những năm qua, nhiều rào cản kỹ thuật, pháp lý và hành chính đối với thương mại tự do và di chuyển giữa các quốc gia thành viên EU đã được dỡ bỏ.

Tuy nhiên, theo Thụy Điển, nước đang giữ chức Chủ tịch luân phiên Hội đồng EU, vẫn còn một số rào cản bất hợp lý đối với các công ty và cá nhân.

Tại cuộc họp này, các bộ trưởng cũng thảo luận về hiệu quả mà các biện pháp ngắn hạn, như những biện pháp được thực hiện do khủng hoảng năng lượng, có thể tăng cường khả năng cạnh tranh của EU trong dài hạn.

Cuộc họp không chính thức của các bộ trưởng cạnh tranh EU diễn ra từ 6-8/2, dưới sự chủ trì của Thụy Điển trong vai trò Chủ tịch luân phiên Hội đồng EU.

Phần thứ hai của cuộc họp diễn ra ngày 8/2 sẽ tập trung vào các vấn đề nghiên cứu./.

 

* Tienphong.vn (8/2): Ông Tập nói mô hình hiện đại hóa của Trung Quốc là hình mẫu cho các nước đang phát triển

Trong bài phát biểu chỉ đạo ngày 7/2, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói rằng Trung Quốc đã xóa tan “hiểu nhầm rằng hiện đại hóa nghĩa là tây hóa”, đồng thời ca ngợi mô hình Trung Quốc là kiểu mẫu cho các nước đang phát triển học tập.

Phát biểu trước các cán bộ Đảng và quan chức chính phủ trong phiên họp về những quyết định quan trọng được đưa ra tại Đại hội Đảng XX hồi tháng 10 năm ngoái, ông Tập nói rằng con đường của Trung Quốc “cho thấy một mô hình hiện đại hóa mới, khác với phương Tây”. Ông gọi đây là “hình thức hoàn toàn mới của văn minh nhân loại”.

Ông Tập thúc giục các đảng viên “nắm bắt đúng ý tưởng” và thúc đẩy hiện đại hóa Trung Quốc để “thể hiện bức tranh hoàn toàn khác về hiện đại hóa, mở rộng lựa chọn đường đi cho các nước đang phát triển… và mang lại cho Trung Quốc giải pháp để người dân khám phá một hệ thống xã hội tốt hơn”.

Bài phát biểu được đưa ra 1 tháng trước kỳ họp thường niên của Quốc hội Trung Quốc tại Bắc Kinh, dịp để nước này chính thức phê chuẩn nhân sự mới cho hàng ngũ lãnh đạo, và ông Tập dự kiến tiếp tục được phê chuẩn nhiệm kỳ chủ tịch nước lần thứ 3.

Các vị trí cấp cao sẽ được thông qua trong dịp này gồm thủ tướng, chủ tịch quốc hội và chủ tịch chính hiệp, cùng nhiều vị trí bộ trưởng quan trọng.

Về hiện đại hóa kiểu Trung Quốc, ông Tập nói rằng mô hình này được kết hợp quan điểm độc đáo về thế giới với những giá trị, lịch sử, văn minh, dân chủ và sinh thái.

Ông Tập Cận Bình nêu ra những thành tựu mà Trung Quốc đạt được từ khi Đảng Cộng sản lên nắm quyền năm 1949, nhất là trong giai đoạn đổi mới và mở cửa, là bằng chứng cho thấy “chúng ta đã hoàn thiện giai đoạn công nghiệp hóa trong mấy thập kỷ mà các nước phát triển phương Tây phải mất mấy trăm năm”.

Nhà lãnh đạo Trung Quốc cho rằng sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đóng vai trò chìa khóa để tìm ra phương hướng cơ bản và vận mệnh của quá trình hiện đại hóa Trung Quốc.

Xem chi tiết tại đây

 

 

Ý kiến bạn đọc

    Tin mới nhất

    Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngày 23/12 đến 26/12 năm 2023(26/12/2023 10:49 CH)

    Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngày 20/12 đến 22/12 năm 2023(22/12/2023 7:33 CH)

    Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngày 16/12 đến 19/12 năm 2023(19/12/2023 9:45 CH)

    Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngày 13/12 đến 15/12 năm 2023(15/12/2023 11:03 CH)

    Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngày 09/12 đến 12/12 năm 2023(12/12/2023 6:36 CH)

    Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngày 05/12 đến 08/12 năm 2023(08/12/2023 11:28 CH)

    Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngày 01/12 đến 04/12 năm 2023(05/12/2023 5:51 CH)

    Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngày 28/11 đến 1/12 năm 2023 (01/12/2023 8:54 CH)

    Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngày 25/11 đến 27/11 năm 2023(27/11/2023 8:59 CH)

    Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngày 3/11 đến 8/11 năm 2023(08/11/2023 9:22 CH)

    Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngày 28/10 đến 31/10 năm 2023(01/11/2023 9:20 CH)

    Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngày 21/10 đến 24/10 năm 2023(25/10/2023 9:34 CH)

    Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngay 11/10 đến 13/10 năm 2023(24/10/2023 5:47 CH)

    Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngày 14/10 đến 17/10 năm 2023 (17/10/2023 9:22 CH)

    Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngay 14/10 đến 17/10 năm 2023 (17/10/2023 2:34 CH)

    Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngay 7/10 đến 10/10 năm 2023(11/10/2023 5:11 CH)

    Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngày 04 đến ngày 06 tháng 10 năm 2023(06/10/2023 10:50 CH)

    Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngày 01 đến ngày 03 tháng 10 năm 2023(04/10/2023 4:02 CH)

    Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngày 25 đến ngày 30 tháng 8 năm 2023(31/08/2023 2:12 SA)

    Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngày 23 đến ngày 25 tháng 8 năm 2023(25/08/2023 5:33 CH)

    << < 1 2 3 4 5  ... > >> 
    °
    Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử
    373 người đã bình chọn