Bánh dày của người Mông

Update 02 - 01 - 2017
100%

Bánh dày, một loại bánh không thể thiếu trong ngày tết của người Mông. tượng trưng cho trái đất tròn, môi trường sinh thái trong lành

 Bánh dày, một loại bánh không thể thiếu trong ngày tết của người Mông. tượng trưng cho trái đất tròn, môi trường sinh thái trong lành. Nguyên liệu làm bánh dày là: Thóc nếp nương gien gốc vùng cao, dẻo, thơm, không được pha tạp. Gạo dùng để làm bánh dày được giã thủ công, nên khi phơi sấy cũng phải đủ nhiệt độ; nghĩa là không quá nắng để hạt gạo không gẫy nát, thơm ngon, vẫn còn lớp màng mịn bám ngoài hạt gạo tăng hương thơm cho bánh.



 
Bánh dày được làm công phu, Gạo đãi sạch đồ từ hai đến ba giờ sao cho thật dẻo. Sau đó mang ra máng gỗ và dùng chày gỗ để giã. Từ bốn đến sáu chàng trai khoẻ mạnh thay nhau vào giã. Càng về cuối thì càng phải giã đều và mạnh lên để bánh thật nhuyễn. Bánh giã xong được chuyển ra mẹt đã láng lòng trắng trứng gà, cho khỏi dính. Ông chủ nhà nắm hai chiếc bánh to (có đường kính 20-30 cm) đặt lên hai tàu lá chuối và trịnh trọng đưa lên bàn thờ rồi thắp hai bát nến để khấn ma nhà và Giàng. Mỗi gia đình làm ít nhất cũng từ 50 đến 100 chiếc bánh.Bánh dày của người Mông để được hàng chục ngày mà không bị thiu, mốc. Khi ăn, dùng dao xắn thành từng miếng đem rán trong chảo mỡ bánh nở phồng, thơm ngon.

Theo TTTTXTDL

°
Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử
373 người đã bình chọn