VPUB – Bun Huột Nặm – “Niềm tự hào” của người Lào ở Điện Biên

Update 28 - 04 - 2018
100%

Dienbien.gov.vn - Khi cuối mùa Ban nở, cũng là lúc dân tộc Lào chuẩn bị đón lễ hội chính trong năm, được tổ chức hàng năm vào một ngày đẹp nhất trong tháng 3 âm lịch. Đã rất lâu rồi, người dân tộc Lào ở bản Na Sang xã Núa Ngam, huyện Điện Biên mới được hòa mình vào không khí vui tươi của ngày hội Bun Huột Nặm hay còn có tên gọi khác là Tết té nước cổ truyền của dân tộc mình. Bởi Sau 4 năm phục dựng, ngày 13/4 vừa qua bản Na Sang 1, xã Núa Ngam, huyện Điện Biên đã vinh dự được đón Bằng chứng nhận Di sản văn hóa phi vât thể quốc gia đối với Tết Té Nước (Bun Huột Nặm) của Bộ văn hóa – thể thao và du lịch. Vì vậy, Tết Té nước – Bun Huột Nặm năm nay được tổ chức trang trọng trong không khí phấn khởi của mỗi người dân và cầu mong cho mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, cuộc sống no đủ, đất nước thanh bình, thịnh vượng.

Những người tham dự lễ cầu may được chủ lễ buộc những sợi chỉ màu vào cổ tay để chúc phúc, cầu may mắn.

Tỉnh Điện Biên có 19 dân tộc anh em sinh sống, trong đó có khoảng trên 4.000 người là dân tộc Lào, Tết té nước là lễ hội chính, đặc trưng của dân tộc Lào với nhiều ý nghĩa tín ngưỡng tâm linh của dân tộc, qua một thời gian bị mai một, năm 2015 mới được phục dựng lại. Tết té nước cũng là một trong những lễ hội văn hóa truyền thống của các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Người Lào ở Điện Biên cũng có lễ hội té nước văn hóa cổ truyền như người Thái, người Khmer, dù có nhiều hoạt động khác nhau trong lễ hội nhưng các dân tộc này đều có chung một quan niệm đó là: tẩy rửa những điều xui xẻo của năm cũ để bước sang năm mới gặp nhiều may mắn, cầu trời cho mưa xuống để mùa màng bội thu, muôn vật sinh sôi, đâm chồi, nảy lộc. Với mục đích gìn giữ và phát huy sự đa dạng bản sắc văn hóa của cộng đồng các dân tộc việt Nam, tỉnh Điện Biên đã chỉ đạo các ban nghành chức năng, cùng đồng bào dân tộc Lào phục dựng lại lễ hội này.

Bản Na Sang 1, xã Núa Ngam, huyện Điện Biên vinh dự được đón Bằng chứng nhận Di sản văn hóa phi vât thể quốc gia đối với Tết Té Nước (Bun Huột Nặm) của Bộ văn hóa – thể thao và du lịch

Ông Hà Văn Phiêng – Phó Chủ tịch UBND huyện Điện Biên nói: “ Huyện Điện Biên sẽ tiếp tục chỉ đạo chính quyền địa phương, Phòng văn hóa tiếp tục duy trì, bảo tồn phát triển văn hóa dân tộc. Đặc biệt là để quảng bá cho khách du lịch trong và ngoài nước biết đến những dịp lễ tết của dân tộc Lào và đón tết cùng họ, đây là truyền thống tốt đẹp”.

Tết Té nước gồm 2 phần chính: Phần lễ và phần hội. Phần lễ được bắt đầu trước bằng các nghi lễ cầu may mắn, cầu sức khỏe. Thông thường, ngày đầu tiên cũng là ngày cuối cùng của năm cũ, người ta lau dọn sạch sẽ trong nhà ngoài ngõ, chuẩn bị nước thơm và hoa. Ngày hôm sau khi đến đoàn người “xin nước” là phụ nữ trong bản do bà May dẫn đầu, mang theo lễ vật đi đến từng nhà để xin nước, xin lộc trời cho, khi đến mỗi nhà, đoàn “xin nước” không được phép lên “Nhà trời” mà phải đứng ở dưới cùng đọc bài khấn đồng dao. Tiếp đến chủ nhà thay mặt bà con xin với thần linh cho mưa đúng thời vụ để cho cây cối sinh sôi nảy nở không bị sâu bệnh phá hoại, sau đó đoàn đi hết các nhà trong bản, “xin nước” mang lễ vật ra suối xếp thành mân, mời thần trời; thần đất; thần suối chứng giám. Sau khi khấn lễ, bà con dân bảo cùng nhau ào xuống suối, té nước lên nhau cùng vui đùa; vui như một mùa hội mới đến, vui vì lễ hội truyền thống của dân tộc mình không bị lãng quên, không chỉ té nước vào người mà còn té vào nhà cửa, đồ thờ cúng, súc vật và công cụ sản xuất. Người Lào tin rằng nước sẽ giúp gột rửa điều xấu xa, bệnh tật và cầu chúc năm mới sống lâu, sạch sẽ, mạnh khỏe bởi vậy ai càng ướt nhiều thì càng được nhiều may mắn và hạnh phúc. Ngoài phần lễ, các trò chơi dân gian của dân tộc Lào như: rùa ấp trứng, hổ bắt lợn, lễ cầu mưa dưới suối, cũng được diễn ra rất sôi nổi.

Lễ cầu mưa được bà con giao cho một đoàn người gồm những phụ nữ trong bản có tài ăn nói, khéo léo, biết đối đáp đi tới một số gia đình có uy tín, năm trước làm ăn gặp may mắn may mắn xin chủ nhà cho nước mưa và thức ăn.

Ông Trần Ngọc Nguyên, một người dân xã Sam Mứn huyện Điện Biên trong tâm trạng phấn khởi chia sẻ: “ Không khí hôm nay rất tuyệt vời, năm nay tôi 60 tuổi rồi mà chưa bao giờ được tham dự lễ hội nào vui như vậy, tôi động viên bà con hãy duy trì và tổ chức như thế này cho phấn khởi, để mà làm ăn phát đạt”.

Tết té nước của người Lào tại xã Núa Ngam góp phần khẳng định quá trình tồn tại, phát triển của tộc người cùng với đó là sự hình thành bản sắc văn hóa dân tộc, trong đó kể đến tục thờ cúng tổ tiên và tín ngưỡng đa thần. Đây là lễ hội, tết truyền thống gắn với tín ngưỡng tâm linh của cộng đồng, mang đậm triết lý nhân sinh để lễ tạ ơn các thần linh, tổ tiên đã ban cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, con người mạnh khỏe, may mắn trong năm qua và cầu mùa, cầu phúc, cầu lộc, cầu an đầu năm mới. 

Theo quan niệm của người Lào, té nước là thay cho lời chúc năm mới, người nào được té nước nhiều, áo quần ướt đẫm, càng sung sướng vì tin rằng mình sẽ gặp nhiều may mắn trong năm. 

Với việc công nhận Tết té nước là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, đây là tiền đề để trong tương lai xã Núa Ngam nói riêng và huyện Điện Biên sẽ phát huy được tiềm năng để phát triển du lịch cộng đồng./.

 

Ngọc Thủy 

Tin mới nhất

VPUB - Lễ hội Thành Bản Phủ tưởng nhớ Tướng quân Hoàng Công Chất(20/04/2023 10:47 CH)

VPUB - Độc đáo hoạt động Trình diễn, giới thiệu trích đoạn Lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa...(11/03/2023 11:12 CH)

VPUB - Lễ Mừng cơm mới của người Lào ở Điện Biên(29/11/2022 5:05 CH)

VPUB - Lễ Dâng hương Tướng quân Hoàng Công Chất lần thứ 253, năm 2022 (26/03/2022 10:25 CH)

VPUB - Gấp rút thực hiện các hoạt động chuẩn bị cho Lễ hội Hoa Ban năm 2022(09/03/2022 10:35 CH)

VPUB - Chương trình khai mạc Lễ hội Hoa Ban năm 2022 dự kiến diễn ra vào 20 giờ ngày 13/3/2022(05/03/2022 6:08 CH)

VPUB - Lễ hội Thành Bản Phủ - Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc huyện Điện Biên...(02/03/2022 6:00 CH)

VPUB - Lễ hội Hoa Ban và Cuộc thi Người đẹp Hoa Ban năm 2022 dự kiến diễn ra từ ngày 11 -...(11/02/2022 9:27 CH)

VPUB - Cuộc thi Người đẹp Hoa Ban năm 2022 dự kiến diễn ra từ ngày 20/2 - 14/3/2022(11/02/2022 5:38 CH)

VPUB - Nét đẹp văn hóa của dân tộc Kháng, xã Rạng Đông, huyện Tuần Giáo, Điện Biên qua Lễ Pang...(29/04/2021 10:30 CH)

VPUB - Công bố và trao chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia lễ Pang Phóong của...(28/04/2021 5:02 CH)

VPUB - Rộn rã Lễ hội đua thuyền đuôi én năm 2021 tại Thị xã Mường Lay(02/01/2021 4:27 CH)

VPUB - Bà con dân tộc Hà Nhì vui tết cổ truyền dân tộc (Khù sự chà) năm 2020 tại xã Sín Thầu,...(15/12/2020 5:23 CH)

VPUB - Lễ Pang Phoóng (Tạ ơn) của người Kháng xã Rạng Đông, huyện Tuần Giáo được đưa vào Danh mục...(04/10/2020 11:24 CH)

VPUB - Điện Biên chú trọng công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của đồng bào...(23/09/2020 9:51 CH)

VPUB - Điện Biên tăng cường công tác quản lý, tổ chức lễ hội(26/02/2020 9:18 CH)

VPUB - Nhiều hoạt động vui tết “Nào pê chầu” của đồng bào dân tộc Mông(28/11/2019 9:13 CH)

VPUB - Bản Pú Súa, xã Ẳng Cang vui Tết Nào Pê Chầu(26/11/2019 11:58 CH)

VPUB - Lễ hội Tết hoa truyền thống dân tộc Cống (bản Huổi Moi, xã Pa Thơm, huyện Điện Biên) sẽ...(12/11/2019 10:13 CH)

VPUB - Lễ hội Hoa Ban năm 2020 sẽ diễn ra từ 13 - 16/3/2020 tại Thành phố Điện Biên Phủ(10/11/2019 11:46 CH)

<< < 1 2 3 4 > >> 
°
Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử
373 người đã bình chọn